Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 2: Dãy số

Môn Toán là môn quan trọng và tương đối khó với các em học sinh lớp 11, với mong muốn giúp các em nắm thật vững kiến thức và làm bài thật hiệu quả eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập SGK Nâng cao trang 105, 106 Toán 11 bên dưới đây. Với nội dung chi tiết, rõ ràng được trình bày logic, khoa học hứa hẹn sẽ mang lại cho các em thật nhiều kiến thức bổ ích.

Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 2: Dãy số

1. Giải bài 9 trang 105 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tìm 5 số hạng đầu của mỗi dãy số sau:

a) Dãy số (un) với \({u_n} = {{2{n^2} - 3} \over n}\)

b) Dãy số (un) với \({u_n} = {\sin ^2}{{n\pi } \over 4} + \cos {{2n\pi } \over 3}\)

c) Dãy số (un) với \({u_n} = {\left( { - 1} \right)^n}.\sqrt {{4^n}} \)

Phương pháp giải:

Thay các giá trị n = 1,...,5 và tính giá trị của un.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\(\eqalign{ & {u_1} = {{{{2.1}^2} - 3} \over 1} = - 1 \cr & {u_2} = {{{{2.2}^2} - 3} \over 2} = {5 \over 2} \cr & {u_3} = {{{{2.3}^2} - 3} \over 3} = 5 \cr & {u_4} = {{{{2.4}^2} - 3} \over 4} = {{29} \over 4} \cr & {u_5} = {{{{2.5}^2} - 3} \over 5} = {{47} \over 5} \cr} \)

b) Ta có:

\(\eqalign{ & {u_1} = {\sin ^2}{\pi \over 4} + \cos {{2\pi } \over 3} \cr& = {\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} + \left( { - \frac{1}{2}} \right)= {1 \over 2} - {1 \over 2} = 0 \cr & {u_2} = {\sin ^2}{\pi \over 2} + \cos {{4\pi } \over 3} \cr&= {1^2} + \left( { - \frac{1}{2}} \right)= 1 - {1 \over 2} = {1 \over 2} \cr & {u_3} = {\sin ^2}{{3\pi } \over 4} + \cos 2\pi \cr& = {\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} + 1= {1 \over 2} + 1 = {3 \over 2} \cr & {u_4} = {\sin ^2}\pi + \cos {{8\pi } \over 3} \cr& = {0^2} + \cos \left( {2\pi + \frac{{2\pi }}{3}} \right) \cr& = 0+\cos \frac{{2\pi }}{3} = - {1 \over 2} \cr & {u_5} = {\sin ^2}{{5\pi } \over 4} + \cos {{10\pi } \over 3} \cr& = {\sin ^2}\left( {\pi + \frac{\pi }{4}} \right) + \cos \left( {4\pi - \frac{{2\pi }}{3}} \right) \cr&= {\left( { - \sin \frac{\pi }{4}} \right)^2} + \cos \left( { - \frac{{2\pi }}{3}} \right) \cr&= {\left( { - \frac{{\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} + \left( { - \frac{1}{2}} \right)= {1 \over 2} - {1 \over 2} \cr&= 0 \cr} \)

c) Ta có:

\(\begin{array}{l} {u_1} = {\left( { - 1} \right)^1}\sqrt {{4^1}} = - 2\\ {u_2} = {\left( { - 1} \right)^2}\sqrt {{4^2}} = 4\\ {u_3} = {\left( { - 1} \right)^3}\sqrt {{4^3}} = - 8\\ {u_4} = {\left( { - 1} \right)^4}\sqrt {{4^4}} = 16\\ {u_5} = {\left( { - 1} \right)^5}\sqrt {{4^5}} = - 32 \end{array}\)

2. Giải bài 10 trang 105 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tìm số hạng thứ 3 và số hạng thứ 5 của mỗi dãy số sau:

a) Dãy số (un) xác định bởi:

\(\displaystyle {u_1} = 0\,\text{ và }\,{u_n} = {2 \over {u_{n - 1}^2 + 1}}\) với mọi n ≥ 2.

b) Dãy số (un) xác định bởi :

\(\displaystyle {u_1} = 1,{u_2} = - 2\) và \(u_n={u_{n - 1}} - 2{u_{n - 2}}\) với mọi n ≥ 3.

Phương pháp giải:

a) Thay n = 2, 3, 4, 5 tính lần lượt các số hạng của dãy số.

b) Thay n = 3, 4, 5 tính lần lượt các số hạng của dãy số.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\(\displaystyle \eqalign{ & {u_2} = {2 \over {u_1^2 + 1}} = \frac{2}{{{0^2} + 1}}= 2 \cr & {u_3} = {2 \over {u_2^2 + 1}} = {2 \over {{2^2} + 1}} = {2 \over 5} \cr & {u_4} = {2 \over {u_3^2 + 1}} = {2 \over {{4 \over {25}} + 1}} = {{50} \over {29}} \cr & {u_5} = {2 \over {u_4^2 + 1}} = {2 \over {{{\left( {{{50} \over {29}}} \right)}^2} + 1}} = {{1682} \over {3341}} \cr} \)

b) Ta có:

\(\displaystyle \eqalign{ & {u_3} = {u_2} - 2{u_1} = - 2 - 2.1 = - 4 \cr & {u_4} = {u_3} - 2{u_2} = - 4 - 2\left( { - 2} \right) = 0 \cr & {u_5} = {u_4} - 2{u_3} = 0-2.(-4)=8 \cr} \)

3. Giải bài 11 trang 106 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Cho hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\) có các cạnh bằng 6cm. Người ta dựng các hình vuông \(A_2B_2C_2D_2, \ A_3B_3C_3D_3, ..., A_nB_nC_nD_n,...\) theo cách sau: Với mỗi n = 2, 3, 4, … lấy các điểm \(A_n ,B_n, C_n\)\(D_n\) tương ứng trên các cạnh \(A_{n-1}B_{n-1},B_{n-1}C_{n-1},C_{n-1}D_{n-1}\) và \(D_{n-1}A_{n-1}\)sao cho \(A_{n-1}A_n=1cm\)\(A_nB_nC_nD_n\) là một hình vuông (h.3.2). Xét dãy số (un) với un là độ dài cạnh của hình vuông \(A_nB_nC_nD_n\).

Hãy cho dãy số (un) nói trên bởi hệ thức truy hồi.

Phương pháp giải:

Cho \({u_{n + 1}} = {A_{n + 1}}{B_{n + 1}}\) và biến đổi.

Hướng dẫn giải:

Với mỗi \(n \in \mathbb N^*\), xét các hình vuông \({A_n}{B_n}{C_n}{D_n}\) và \({A_{n + 1}}{B_{n + 1}}{C_{n + 1}}{D_{n + 1}},\) ta có:

\(\eqalign{& {u_{n + 1}} = {A_{n + 1}}{B_{n + 1}} \cr&= \sqrt {{{\left( {{A_{n + 1}}{B_n}} \right)}^2} +{{\left( {{B_n}{B_{n + 1}}} \right)}^2}} \cr & = \sqrt {{{\left( {{A_n}{B_n} - 1} \right)}^2} + {1^2}} \cr & = \sqrt {{{\left( {{u_n} - 1} \right)}^2} + 1} \cr} \)

4. Giải bài 12 trang 106 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Cho dãy số (un) xác định bởi:

\({u_1} = 1\,\text{ và }\,{u_n} = 2{u_{n - 1}} + 3\) với mọi n ≥ 2.

Bằng phương pháp quy nạp, chứng minh rằng với mọi n ≥ 1 ta có \( {u_n} = {2^{n + 1}}-3\) (1).

Phương pháp giải:

Để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi n ≥ 1, ta tiến hành:

- Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng khi n = 1 .

- Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên n = k (k ≥ 1) và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.

Hướng dẫn giải:

+) Với n = 1 ta có \({u_1} = 1 = {2^2}-3.\)

Vậy (1) đúng với n = 1

+) Giả sử (1) đúng với n = k tức là ta có: \({u_k} = {2^{k + 1}} - 3\)

+) Ta chứng minh (1) đúng với \(n = k + 1\), tức là phải chứng minh:

\({u_{k + 1}} = {2^{k + 2}} - 3\)

Thật vậy theo giả thiết qui nạp ta có:

\({u_{k + 1}} = 2{u_k} + 3 = 2\left( {{2^{k + 1}} - 3} \right) + 3 = {2^{k + 2}} - 3\)

Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi \(n \in \mathbb N^*.\)

5. Giải bài 13 trang 106 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Hãy xét tính tăng, giảm của các dãy số sau:

a) Dãy số (un) với \({u_n} = {n^3} - 3{n^2} + 5n - 7\)

b) Dãy số (xn) với \({x_n} = {{n + 1} \over {{3^n}}}\)

c) Dãy số (an) với \({a_n} = \sqrt {n + 1} - \sqrt n \)

Phương pháp giải:

a) Xét hiệu un+1 – un và so sánh với 0.

b) Xét tỉ số \({{{x_n}} \over {{x_{n + 1}}}}\) và so sánh với 1.

c) Viết lại công thức xác định an dưới dạng:

\({a_n} = {1 \over {\sqrt {n + 1} + \sqrt n }}\) (sử dụng nhân chia liên hợp)

Tiếp theo, xét tỉ số \({{{a_n}} \over {{a_{n + 1}}}}\) và so sánh với 1.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\(\eqalign{ & {u_{n + 1}} - {u_n} \cr&= {\left( {n + 1} \right)^3} - 3{\left( {n + 1} \right)^2} + 5\left( {n + 1} \right) - 7 - \left( {{n^3} - 3{n^2} + 5n - 7} \right) \cr & = {n^3} + 3{n^2} + 3n + 1 - 3\left( {{n^2} + 2n + 1} \right) + 5n + 5 - 7- {n^3} + 3{n^2} - 5n + 7\cr&= 3{n^2} - 3n + 3 \cr& = 3n\left( {n - 1} \right) + 3> 0,\forall n \in \mathbb N^* \cr} \)

\(\Rightarrow {u_{n + 1}} > {u_n} \Rightarrow \left( {{u_n}} \right)\) là dãy số tăng.

b) Ta có:

\(\eqalign{ & {{{x_n}} \over {{x_{n + 1}}}} = {{n + 1} \over {{3^n}}}.{{{3^{n + 1}}} \over {n + 2}} \cr&= {{3\left( {n + 1} \right)} \over {n + 2}} = {{3n + 3} \over {n + 2}} > 1\;\forall n \in \mathbb N^*\cr&\text{Vì } \,3n + 3 > n + 2\;\forall n \in \mathbb N^* \cr & \Rightarrow {x_n} > {x_{n + 1}} \cr} \)

⇒ (xn) là dãy số giảm.

c) Ta có:

\(\eqalign{ & {a_n} = \sqrt {n + 1} - \sqrt n \cr& = \frac{{\left( {\sqrt {n + 1} - \sqrt n } \right)\left( {\sqrt {n + 1} + \sqrt n } \right)}}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt n }} \cr&= \frac{{n + 1 - n}}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt n }}\cr&= {1 \over {\sqrt {n + 1} + \sqrt n }} \cr & {{{a_n}} \over {{a_{n + 1}}}} \cr&=\frac{1}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt n }}:\frac{1}{{\sqrt {n + 2} + \sqrt {n + 1} }}\cr&= {{\sqrt {n + 2} + \sqrt {n + 1} } \over {\sqrt {n + 1} + \sqrt n }} > 1 \cr & \Rightarrow {a_n} > {a_{n + 1}} \cr} \)

⇒ (an) là dãy số giảm.

6. Giải bài 14 trang 106 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Chứng minh rằng dãy số \(\displaystyle (u_n)\) với \(\displaystyle {u_n} = {{2n + 3} \over {3n + 2}}\) là một dãy số giảm và bị chặn.

Phương pháp giải:

- Xét hiệu \(H = {u_{n + 1}} - {u_n}\), chứng minh H < 0.

- Đánh giá \(u_{n}\) bị chặn dưới và bị chặn trên, tức là chỉ ra tồn tại các số thực m, M sao cho \(m \le {u_n} \le M.\)

Hướng dẫn giải:

Ta có:

\(\displaystyle \eqalign{ & {u_n} = {{2n + 3} \over {3n + 2}} = {{{2 \over 3}\left( {3n + 2} \right) + {5 \over 3}} \over {3n + 2}} \cr&= {2 \over 3} + {5 \over {3\left( {3n + 2} \right)}} \cr } \)

\(\begin{array}{l} u_{n+1}-u_n\\= \left( {\dfrac{2}{3} + \dfrac{5}{{3\left[ {3\left( {n + 1} \right) + 2} \right]}}} \right) - \left( {\dfrac{2}{3} + \dfrac{5}{{3\left( {3n + 2} \right)}}} \right)\\ = \dfrac{2}{3} + \dfrac{5}{{3\left( {3n + 5} \right)}} - \dfrac{2}{3} - \dfrac{5}{{3\left( {3n + 2} \right)}}\\ = \dfrac{5}{{3\left( {3n + 5} \right)}} - \dfrac{5}{{3\left( {3n + 2} \right)}}\\ = \dfrac{{5\left( {3n + 2} \right) - 5\left( {3n + 5} \right)}}{{3\left( {3n + 5} \right)\left( {3n + 2} \right)}}\\ = \dfrac{{ - 15}}{{3\left( {3n + 5} \right)\left( {3n + 2} \right)}}\\ = - \dfrac{5}{{\left( {3n + 5} \right)\left( {3n + 2} \right)}} < 0,\forall n \in {N^*} \end{array}\)

\(\displaystyle ⇒ (u_n)\) là dãy số giảm

Ta lại có:

+) \(\dfrac{{2n + 3}}{{3n + 2}} > 0,\forall n \in {N^*}\)

+) \(2n + 3 < 3n + 2,\forall n \in {N^*}\) vì \(2n + 3 - 3n - 2 = - n + 1 \le 0,\forall n \in {N^*}\)

Do đó \(\displaystyle 0 < {{2n + 3} \over {3n + 2}} \le 1 \;\forall n \in\mathbb N^*\)

Vậy \(\displaystyle (u_n)\) là dãy số giảm và bị chặn.

Ngày:04/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM