Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 1: Sự điện ly
Dựa theo cấu trúc SBT Hóa học 11, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Sự điện ly. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1.1 trang 3 SBT Hóa học 11
Natri florua(NaF) trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện?
A. Dung dịch NaF trong nước
B. NaF nóng chảy
C. NaF rắn, khan
D. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước
Phương pháp giải
- Các axit, bazo, muối khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng có tính dẫn điện.
Hướng dẫn giải
Trường hợp không dẫn điện được là khi không phân li ra ion → ở trạng thái rắn, khan.
Đáp án cần chọn là C.
2. Giải bài 1.2 trang 3 SBT Hóa học 11
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?
A. HCl.
B. HF.
C. HI.
D. HBr.
Phương pháp giải
Dựa vào khả năng phân li ra ion để sắp xếp khả năng dẫn điện
Hướng dẫn giải
Ta có tính axit: HF < HCl < HBr < HI
→ Do đó khả năng phân ly ra ion: HF < HCl < HBr < HI
→ Tính dẫn điện của các dung dịch: HF < HCl < HBr < HI
3. Giải bài 1.3 trang 3 SBT Hóa học 11
Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất ?
A. NaI 2.10−3 M.
B. NaI 1.10−2 M.
C. NaI 1.10−1 M.
D. NaI 1.10−3 M.
Phương pháp giải
Dựa vào khả năng phân li ra ion để sắp xếp khả năng dẫn điện
Hướng dẫn giải
NaI → Na+ + I-
Nồng độ ion Na+, I- trong 0,1M nhiều nhất → Dẫn điện tốt nhất
4. Giải bài 1.4 trang 3 SBT Hóa học 11
Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Phương pháp giải
Dựa vào khả năng phân li ra ion để sắp xếp khả năng dẫn điện
Hướng dẫn giải
Vì Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch:
Ca2+ + 2OH- + CO2 → CaCO3↓ + H2O (∗)
5. Giải bài 1.5 trang 3 SBT Hóa học 11
Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch:
1. Các chất điện li mạnh : BeF2, HBrO4, K2CrO4.
2. Các chất điện li yếu : HBrO, HCN.
Phương pháp giải
- Chất điện li mạnh là chất mà khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion
- Ngược lại với chất điện li mạnh thì chất điện li yếu là chất mà khi chúng được hòa tan trong nước, sẽ có một số ít phần từ hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phần tử trong dung dịch. Các chất điện li yếu thường gặp là: axit yếu, bazo yếu, các muối không tan, muối dễ bị phân hủy,..
Hướng dẫn giải
1. BeF2 → Be2+ +2F-
HBrO4 → H+ + BrO4-
K2CrO4 → 2K+ + CrO42-
2. HBrO ⇔ H+ + BrO-
HCN ⇔ H+ + CN-
6. Giải bài 1.6 trang 4 SBT Hóa học 11
Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau:
1. NaClO4 0,020 M
2. HBr 0,050 M
3. KOH 0,010 M
4. KMnO4 0,015 M
Phương pháp giải
Viết phương trình ion của dung dịch → nồng độ mol của các ion
Hướng dẫn giải
1) NaClO4 → Na+ + ClO4-
0,02M 0,02M 0,02M
2) HBr → H+ + Br-
0,05M 0,05M 0,05M
3) KOH → K+ + OH-
0,01M 0,01M 0,01M
KMnO4 → K+ + MnO4-
0,015M 0,015M 0,015M
7. Giải bài 1.7 trang 4 SBT Hóa học 11
Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 8,6.10-4 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này điện li ra ion ?
Phương pháp giải
Viết phương trình ion của dung dịch → nồng độ mol của các ion
→ Tính theo phương trình → Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion
Hướng dẫn giải
Ta có phương trình:
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
Nồng độ ban đầu (mol/l): 4,3.10-2 0 0
Nồng độ cân bằng (mol/l): 4,3.10-2 - 8,6.10-4 8,6.10-4 8,6.10-4
Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion:
[(8,6.10-4) : (4,3.10-2)].100% = 2%
Vậy có 2% phân tử CH3COOH phân li ra ion.