Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic

eLib xin giới thiệu tới các bạn nội dung giải bài tập SBT Silic và hợp chất của silic . Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 giúp các bạn củng cố lại kiến thức, học tốt môn Hóa học lớp 11. Chúc các bạn học tập tốt và có kết quả cao trong các kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic

1. Giải bài 3.11 trang 24 SBT Hóa học 11

Hoàn thành các phương trình hóa học sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có ):

1. Si + X2 →

X2 là F2, Cl2, Br2.

2. Si + O2 →

3. Si + Mg →

4. Si + KOH + ? → K2SiO3 + ?

5. SiO2 + NaOH →

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Silic để hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng sao cho chính xác

Hướng dẫn giải

1. Si + 2F2 → SiF4

Si + 2Cl2 to→ SiCl4

Si + 2Br2 to→ SiBr4

2. Si + O2 to→ SiO2

3. Si + 2Mg to→ Mg2Si

4. Si + 2KOH + H2O → K2SiO3 + 2H2

5. SiO2 + 2NaOH to→ Na2SiO3 + H2O

2. Giải bài 3.12 trang 24 SBT Hóa học 11

Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách

A. đun SiO2 với NaOH nóng chảy.

B. cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.

C. cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.

D. cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Silic

Hướng dẫn giải

Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách đun SiO2 với NaOH nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

Đáp án cần chọn là A.

3. Giải bài 3.13 trang 24 SBT Hóa học 11

Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây ?

A. HCl, HF          

B. NaOH, KOH

C. Na2CO3, KHCO3      

D. BaCl2, AgNO3

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Silic

Hướng dẫn giải

Silic và nhôm đều phản ứng được với NaOH, KOH.

⇒ Chọn B.

4. Giải bài 3.14 trang 24 SBT Hóa học 11

Cho các chất sau: silic, silic đioxit, axit silixit, natri silicat, magie silixua. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất trên và viết các phương trình hóa học.

Phương pháp giải

Gợi ý: Mg2Si (1)← Si (2)→ SiO2 (3)→ Na2SiO3 (4)→ H2SiO3

Hướng dẫn giải

Dãy chuyển hóa có thể là:

Mg2Si (1)← Si (2)→ SiO2 (3)→ Na2SiO3 (4)→ H2SiO3

Các phương trình hóa học có thể là:

(1) Si + 2Mg to→ Mg2Si

(2) Si + O2 to→ SiO2

(3) SiO2 + 2NaOH (nóng chảy) to→ Na2SiO3 + H2O

(4) Na2SiO3 + 2HCl → H2SiO3 ↓ + 2NaCl

5. Giải bài 3.15 trang 24 SBT Hóa học 11

Có a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,792 lít hiđro. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X như trên khi tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít hiđro.

Tính a, biết rằng các thể tích khí đều được đo ở đktc và Al tác dụng với dung dịch NaOH theo phản ứng:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Phương pháp giải

PTHH:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑   (1)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑   (2) 

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑    (3)

Theo (3) : \({n_{Al}} = \dfrac{2}{3}.{n_{{H_2}}} \) → khối lượng Al trong X 0,02.27 = 0,54 (g).

Theo (2) : \({n_{{H_2}}} = \dfrac{3}{2}.{n_{Al}}\)

Theo (1) : \({n_{Si}} = \dfrac{1}{2}.{n_{{H_2}}} \) → khối lượng Si trong X

→ \(a = {m_{Al}} + {m_{Si}} \)

Hướng dẫn giải

- Si và Al phản ứng với dung dịch NaOH:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑   (1)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑   (2) 

- Khi X tác dụng với HCl, chỉ có Al tham gia phản ứng:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑    (3)

Theo (3): nAl = 2nH2/3 = 0,0200 (mol)

Khối lượng Al trong hỗn hợp X là: 0,0200 x 27 = 0,540 (g)

Theo (2): nH2 = 3nAl/2 = 0,0300 (mol)

Theo (1): nSi = nH2/2 = 0,0250 (mol)

Khối lượng Si trong hỗn hợp X là: 0,0250 x 28 = 0,700 (g)

a = mAl + mSi = 0,540 + 0,700 = 1,240 (g).

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM