Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Phản ứng hữu cơ cũng như cách vận dụng tích chất để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ

1. Giải bài 4.23 trang 32 SBT Hóa học 11

Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COO−CH=CH2 thuộc loại phản ứng gì?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc về cả ba loại phản ứng trên.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Phản ứng hữu cơ

Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.

Hướng dẫn giải

Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COO−CH=CHthuộc loại phản ứng cộng

Đáp án B

2. Giải bài 4.24 trang 32 SBT Hóa học 11

Phản ứng 2CH3-CH=O ⇒ CH3-COO-C2H5   (đk: Al(OC2H5)3) thuộc loại phản ứng gì ?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

Phương pháp giải

- Phản ứng thế: Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác

- Phản ứng cộng: Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.

- Phản ứng tách: Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.

Ngoài ra, còn có phản ứng phân huỷ: phân tử bị phá hủy hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc phân tử nhỏ.

Hướng dẫn giải

Phản ứng 2CH3-CH=O ⇒ CH3-COO-C2H5   (đk: Al(OC2H5)3 không thuộc phản ứng thế, cộng và tách)

→ Đáp án cần chọn là D

3. Giải bài 4.25 trang 32 SBT Hóa học 11

Phản ứng 2CH3OH → CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì ?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

Phương pháp giải

- Xem lại lí thuyết về Phản ứng hữu cơ

- Phản ứng thế: Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác

Hướng dẫn giải

Phản ứng 2CH3OH → CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng thế.

Đáp án A

4. Giải bài 4.26 trang 32 SBT Hóa học 11

Phản ứng CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-C≡C-Ag + 2NH4NO3

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

Phương pháp giải

- Xem lại lí thuyết về Phản ứng hữu cơ

- Phản ứng thế : Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác

Hướng dẫn giải

Phản ứng CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-C≡C-Ag + 2NH4NO3 thuộc loại phản ứng thế.

Đáp án A

5. Giải bài 4.27 trang 33 SBT Hóa học 11

Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 → CH3-CH=CH-CH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

Phương pháp giải

Ta thấy một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử 

Hướng dẫn giải

Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 → CH3-CH=CH-CH3 + H2O thuộc loại phản ứng tách.

Đáp án C

6. Giải bài 4.28 trang 33 SBT Hóa học 11

Hãy sắp xếp mỗi phản ứng dưới đây vào loại phản ứng thích hợp (phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng cộng).

1. CH≡CH + 2H2 → CH3-CH3

2. C2H5-Cl + NaOH  → C2H5OH + NaCl (mt: nước)

3. C2H5-Cl + NaOH  → CH2=CH2 + NaCl + H2O  (mt: ancol)

4. H2C=O + HC≡N  → CH2(OH)-C≡N

Phương pháp giải

- Phản ứng thế: Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử khác

- Phản ứng cộng: Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.

- Phản ứng tách: Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.

Ngoài ra, còn có phản ứng phân huỷ: phân tử bị phá hủy hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc phân tử nhỏ.

Hướng dẫn giải

1 - Phản ứng cộng

2 - Phản ứng thế

3 - Phản ứng tách

4 - Phản ứng cộng

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM