Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 13: Luyện tập

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ cũng như cách vận dụng tích chất để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 13: Luyện tập

1. Giải bài 2.46 trang 19 SBT Hóa học 11

Viết các phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của nito và các hợp chất của nito đề viết các phương trình hóa học của phản ứng

Hướng dẫn giải

1. Phương trình hóa học

(1) NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

(2) 4NH+ 3O2 → 2N2 + 6H2O

(3) N2 + O2 ⇔ 2NO

(4) 2NO + O2 → 2NO2

(5) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

(6) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

(7) 2NaNO→ 2NaNO+ O2

(8) 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O  (đk: 850 - 900oC)

(9) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

2. Phương trình hóa học

(1) Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C (1200oC)→ 2P + 3CaSiO3 + 5CO

(2) 4P + 5O2 to→ 2P2O5

(3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

(4) H3PO+ NaOH → NaH2PO4 + H2O

(5) NaH2PO4 + NaOH → Na2HPO4 + H2O

(6) Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O

(7) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

(8) H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

2. Giải bài 2.47 trang 19 SBT Hóa học 11

Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hoá học nào sau đây ?

A. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác platin

B. Nhiệt phân NH4NO3

C. Nhiệt phân AgNO3

D. Nhiệt phân NH4NO2

Phương pháp giải

- Viết tất cả các PTHH của 4 phản ứng trên từ đó xác định phản ứng tạo ra N2

Hướng dẫn giải

A. 4NH+ 3O2  ⟶ 2NO + 6H2O

B. NH4NO⟶ N2O + 2H2O

C. AgNO⟶ Ag + NO+ O2

D. NH4NO⟶ N+ 2H2O

Đáp án cần chọn là D.

3. Giải bài 2.48 trang 20 SBT Hóa học 11

Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?

A. axit nitric và đồng(II) nitrat

B. đồng (II) nitrat và amoniac

C. bari hiđroxit và axit photphoric.

D. amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit

Phương pháp giải

Cặp chất cùng tồn tại trong dung dịch khi 2 chất đó không xảy ra phản ứng.

(Nếu xảy ra phản ứng với nhau, thì chúng không thể cùng tồn tại trong dung dịch).

Hướng dẫn giải

Trong các cặp chất trên axit nitric và đồng(II) nitrat không phản ứng với nhau.

Đáp án A

4. Giải bài 2.49 trang 20 SBT Hóa học 11

 Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các chất sau:

1. bari clorua và natri photphat.

2. axit photphoric và canxi hiđroxit, tạo ra muối axit ít tan.

3. axit nitric đặc, nóng và sắt kim loại.

4. natri nitrat, axit sunfuric loãng và đồng kim loại.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của nito và các hợp chất của nito đề viết các phương trình hóa học của phản ứng

Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch :

1. 3BaCl2 + 2Na3PO4 → 6NaCl + Ba3(PO4)2

3Ba2+ + 2PO43− → Ba3(PO4)2

2. H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4↓ + 2H2O

H3PO4 + Ca2+ + 2OH → CaHPO4↓ + 2H2O

3. 6HNO(đặc) + Fe to→ Fe(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O

6H+ + 3NO3 + Fe → Fe3+ + 3NO2↑ + 3H2O

4. 3Cu + 4H2SO4 (loãng) + 8NaNO3 → 3Cu(NO3)+ 2NO↑ + 4Na2SO4 + 4H2O

3Cu + 8H+ + 2NO3 → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

5. Giải bài 2.50 trang 20 SBT Hóa học 11

Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau: H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ được sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Phương pháp giải

- Dùng HCl nhận ra Na2CO3 

- Dùng Na2CO3 nhận ra H3PO4 và BaCl

- Còn lại (NH4)2SO4

Hướng dẫn giải

- Lấy một phần mỗi dung dịch vào từng ống nghiệm, rồi nhỏ dung dịch HCl vào. Ở ống nghiệm có khí thoát ra là ống đựng dung dịch Na2CO3.

- Phân biệt dung dịch H3PO4, BaCl2 và (NH4)2SO4 bằng cách cho Na2COtác dụng với từng dung dịch: dung dịch nào khi phản ứng cho khí thoát ra là H3PO4, dung dịch nào khi phản ứng có kết tủa trắng xuất hiện là BaCl2, dung dịch nào khi phản ứng không có hiện tượng gì là (NH4)2SO4

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

2H3PO4 + 3Na2CO3 → 2Na3PO4 + 3CO2↑ + 3H2O

BaCl2 +NaCO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

6. Giải bài 2.51 trang 20 SBT Hóa học 11

Cho các chất sau: 3Ca3(PO4)2.CaF2, H3PO4, NH4H2PO4, NaH2PO4, K3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết phương trình hoá học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá trên.

Phương pháp giải

Gợi ý: 3Ca3(PO4)2.CaF2 → H3PO→ NH4H2PO4 → NaH2PO4 → K3PO→ Ag3PO4

Hướng dẫn giải

Dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất có thể là :

3Ca3(PO4)2.CaF2 → H3PO→ NH4H2PO4 → NaH2PO4 → K3PO→ Ag3PO4

Các phương trình hoá học:

(1) 3Ca3(PO4)2.CaF2 + 10H2SO4(đặc) → 6H3PO+ 10CaS04↓ + 2HF↑

(2) H3PO+ NH→ NH4H2PO4

(3) NH4H2PO4 + NaOH → NaH2PO4 + NH3↑ + H2O

(4) 3NaH2PO+ 6KOH → Na3PO4 + 2K3PO4 + 6H2O

(5) K3PO+ 3AgNO→ Ag3PO4↓ + 3KNO3

7. Giải bài 2.52 trang 20 SBT Hóa học 11

Hoà tan 12,8 g kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60,0% (D = 1,365 g/ml), thu được 8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là

A. đồng; 61,5 ml.

B. chì; 65,1 ml.

C. thuỷ ngân; 125,6 ml.

D. sắt; 82,3 ml.

Phương pháp giải

- PTHH: \(M + 4HN{O_3} \to M{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} \uparrow  + 2{H_2}O\)

- Tính số mol khí \(N{O_2}\) →  \({n_M}\) = 0,2 mol và \({n_{HN{O_3}}}\)

- Áp dụng CT: m = M.n → M → Xác định kim loại

- Áp dụng CT:

\(\begin{array}{l}C\%  = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \\D = \dfrac{m}{V}\end{array}\)

→ VHCl

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học:

M + 4HNO3 → M(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O (màu nâu đỏ)

nNO=  8,96 : 22,4 = 0,4 mol 

Theo phương trình hoá học :

nM = 0,2 mol và nHNO3 = 0.4.4 : 2 = 0,8 mol

Khối lượng mol nguyên tử của kim loại M

M = 12,8 : 0,2 = 64 (g/mol)

⇒ kim loại là Cu (đồng).

Gọi V (ml) là thể tích của dung dịch HNO3 60,0%.

Ta có phương trình liên hệ V với nHNO3:

(V.1,365.60) : (100.63) = 0,8

⇒ V = 61,5 ml

8. Giải bài 2.53 trang 20 SBT Hóa học 11

Rót dung dịch chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 g KOH. Sau phản ứng cho dung dịch bay hơi đến khô. Tính khối lượng muối khan thu được.

Phương pháp giải

- Tính số mol \({H_3}P{O_4}\) và số mol KOH 

- Xét tỉ lệ T= \({n_{KOH}}:{n_{{H_3}P{O_4}}}\) → Công thức của muối tạo thành sau phản ứng.

- Gọi x là số mol H3PO4 tham gia phản ứng (2) và y là số mol H3PO4 tham gia phản ứng (3). Lập hpt → x, y → Khối lượng hai muối.

Hướng dẫn giải

Số mol H3PO= 11,76 : 98 = 0,12 mol 

Số mol KOH= 16,8 : 56 = 0,3 mol 

Các phản ứng có thể xảy ra :

H3PO4 + KOH → KH2PO4 + H2O (1)

H3PO4 + 2KOH → K2HPO4 + 2H2O (2)

H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O (3)

Vì tỉ lệ nKOH : nH3PO4 = 0,3 : 0,12 = 2,5 nằm giữa 2 và 3, nên chỉ xảy ra các phản ứng (2) và (3), nghĩa là tạo ra hai muối K2HPO4 và K3PO4.

Gọi x là số mol H3PO4 tham gia phản ứng (2) và y là số mol H3POtham gia phản ứng (3) :

x + y = 0,12 (a)

Theo các phản ứng (2) và (3) tổng số mol KOH tham gia phản ứng :

2x + 3y = 0,3 (b)

Giải hộ phương trình (a) và (b): x = 0,06 mol K2HPO4 ; y = 0,06 mol K3PO4.

Tổng khối lượng hai muối:

mK2HPO4 + mK3PO= 0,06 x 174 + 0,06 x 212 = 10,44 + 12,72 = 23,16 (g).

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM