Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 11 SBT Chương 2 Bài 12 Phân bón hóa học được eLib biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SBT Hóa học 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 12: Phân bón hóa học

1. Giải bài 2.39 trang 18 SBT Hóa học 11

Phân đạm urê thường chỉ chứa 46,00% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70,00 kg N là

A. 152,2.             

B. 145,5.

C. 160,9.             

D. 200,0.

Phương pháp giải

Cứ 46,00 kg N có trong 100 (kg) ure

Vậy 70,00 kg N có trong ? kg ure

Hướng dẫn giải

Ta có:

46,00 kg N có trong 100 (kg) ure

70,00 kg N có trong (100.70) : 46 = 152,2 kg ure

Vậy đáp án cần chọn là A.

2. Giải bài 2.40 trang 18 SBT Hóa học 11

Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40,0% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là

A. 69,0.             

B. 65,9.

C. 71,3.             

D. 73,1.

Phương pháp giải

Tính theo phương trình hóa học:

Cứ 142 g P2Othì tạo ra 234 g Ca(H2PO4)2

⇒ 40 kg P2Othì tạo ra x kg Ca(H2PO4)2

Hướng dẫn giải

Trong 100 kg phân supephotphat kép có 40 kg P2O5. Khối lượng Ca(H2PO4)2 tương ứng với khối lượng P2O5 trên được tính theo tỉ lệ:

P2O       →      Ca(H2PO4)2

142 g                   234 g

40 kg                   x kg

x = (40.234) : 142 = 65,9 kg Ca(H2PO4)2

Hàm lượng (%) của Ca(H2PO4)là (65,9.100%) : 100 = 65,9%

Đáp án cần chọn là B. 

3. Giải bài 2.41 trang 18 SBT Hóa học 11

Phân kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50,00% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là

A. 72,9.             

B. 76,0.

C. 79,2.             

D. 75,5.

Phương pháp giải

Tính toán dựa theo phương trình hóa học

K2O       →      2KCl

94 g              2 x 74,5 g

50 kg               x kg 

 → x = ?

Hướng dẫn giải

Cứ 100 kg phân bón thì có 50 kg K2O.

Khối lượng phân bón KCl tương ứng với 50 kg K2O được tính theo tỉ lệ

K2O       →      2KCl

94 g              2 x 74,5 g

50 kg               x kg 

x = (50.2.74,5) : 94 = 79,2 kg

Hàm lượng (%) của KCl :  (79,2.100%) : 100 = 79,2% 

Đáp án cần chọn là C.

4. Giải bài 2.42 trang 18 SBT Hóa học 11

Từ amoniac, đá vôi, nước, không khí, chất xúc tác thích hợp hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế phân đạm :

1. canxi nitrat;

2. amoni nitrat.

Phương pháp giải

Đầu tiên điều chế \(HN{O_3}\).

\(2HN{O_3} + CaC{O_3} \to Ca{(N{O_3})_2} + C{O_2} + {H_2}O\)

\(HN{O_3} + N{H_3} \to N{H_4}N{O_3}\)

Hướng dẫn giải

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

2NO + O→ 2NO2

4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

1. Điều chế canxi nitrat :

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

2. Điều chế amoni nitrat :

HNO3 + NH3 → NH4NO3

5. Giải bài 2.43 trang 19 SBT Hóa học 11

Viết phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau:

Bột photphorit (1)→ axit photphoric (2)→ amophot (3)→ canxiphotphat (4)→ axit photphoric (5)→ supephotphat kép.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của nhóm N và P để viết phương trình hóa học của phản ứng.

Hướng dẫn giải

Các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá :

(1) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc) → 2H3PO4 + 3CaSO4

(2) 3NH3 + 2H3PO4 → NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 amophot

(3) NH4H2PO+ (NH4)2HPO4 + 3Ca(OH)2 dư → Ca3(PO4)2 + 3NH3 + 6H2O

(4) Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C → 2P + 3CaSiO3 + 5CO

P + 5HNO(đặc) → H3PO4 + 5NO2 + H2O

(5) Ca3(PO4)2 + 4H3PO→ 3Ca(H2PO4)2

6. Giải bài 2.44 trang 19 SBT Hóa học 11

Một mẫu supephotphat đơn khối lượng 15,55 g chứa 35,43% Ca(H2PO4)2, còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên.

Phương pháp giải

Tính theo phương trình hóa học của phản ứng:

Ca(H2PO4)2     →     P2O5

1 mol (234g)            1 mol (142g)

5,51g                        xg

→ x = ?

→ % về khối lượng của P2O5

Hướng dẫn giải

Khối lượng Ca(H2PO4)2 trong 15,55 g supephotphat đơn:

(15,55.35,43) : 100 = 5,51 gam

Khối lượng P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên :

Ca(H2PO4)2     →     P2O5

1 mol (234g)            1 mol (142g)

5,51g                        xg

⇒  x = 3,344 gam P2O5

% về khối lượng của P2O5: (3,344.100%) : 15,55 = 21,5%

Vậy tỉ lệ P2O5 trong mẫu supephotphat đơn là 21,5%.

7. Giải bài 2.45 trang 19 SBT Hóa học 11

Cho 40,32 m3 amoniac (đktc) tác dụng với 147,0 kg axit photphoric tạo thành một loại phân bón amophot có tỉ lệ số mol

nNH4H2PO: n(NH4)2HPO4 = 4 : 1

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành phân bón amophot đó.

2. Tính khối lượng (kg) của amophot thu được.

Phương pháp giải

6NH3 + 5H3PO4 → 4NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 (1)

nNH3, nH3PO4

→ Tỉ lệ số mol

→ Khối lượng amophot thu được?

Hướng dẫn giải

1. Phương trình hoá học tạo thành loại phân bón amophot phù hợp với đề bài :

6NH3 + 5H3PO4 → 4NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 (1)

2. Tính khối lượng amophot thu được :

Số mol NHlà (40,32.1000) : 22,4 = 1800 mol 

Số mol H3PO4 là (147.1000) : 98 = 1500 mol 

Tỉ lệ số mol NH3: số mol H3PO4 = 1800 : 1500 = 6:5, vừa đúng bằng tỉ lệ hợp thức trong phương trình hoá học (1).

Vậy lượng NH3 phản ứng vừa đủ với lượng H3PO4. Do đó, có thể tính lượng chất sản phẩm thec NH3 hoặc theo H3PO4.

Theo lượng H3PO4, số mol NH4H2POlà (1500.4) : 5 = 1200 mol và số mol (NH4)2HPOlà 1500 : 5 = 300 mol 

Khối lượng amophot thu được:

mNH4H2PO4 + m(NH4)2HPO4 = 1200.115 + 300.132 = 177,6.103 (g) hay 177,6 kg

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM