Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 18: Công nghiệp silicat

Dựa theo cấu trúc SBT Hóa học 11, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Công nghiệp silicat . Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Hóa 11 Bài 18: Công nghiệp silicat

1. Giải bài 3.16 trang 25 SBT Hóa học 11

Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là

A. K2O.CaO.4SiO2

B. K2O.2CaO.6SiO2

C. K2O.CaO.6SiO2

D. K2O.3CaO.8SiO2

Phương pháp giải

Gọi công thức cần tìm là : xK2O.yCaO.zSiO2.

Ta có: x : y : z = \(\dfrac{{18,43}}{{94}}:\dfrac{{10,98}}{{56}}:\dfrac{{70,59}}{{60}}\)

Tìm tỉ lệ nguyên thích hợp.

→ Công thức hợp chất.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức dưới dạng các oxit của loại thủy tinh này là xK2O.yCaO.zSiO2

x : y : z = 0,196 : 0,196 : 1,1765 = 1 : 1 : 6

Công thức cần tìm là K2O.CaO.6SiO2

2. Giải bài 3.17 trang 25 SBT Hóa học 11

Để sản xuất 100,0 kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng x kg natri cacbonat, với hiệu suất của quá trình sản xuất là 100%. Giá trị của x là

A. 22,17

B. 27,12

C. 25,15 

D. 20,92

Phương pháp giải

Ta có sơ đồ: Na2O.CaO.6SiO2 → Na2O → Na2CO3

Theo sơ đồ, sử dụng qui tắc tam suất → khối lượng natri cacbonat.

Hướng dẫn giải

Ta có sơ đồ: Na2O.CaO.6SiO2 → Na2O → Na2CO3

                    1 mol                              1 mol

                    478 g                              106 g

                   100 kg                               x kg

\( \Rightarrow x = \dfrac{{106.100}}{{478}} = 22,17(kg)\)

→ Chọn A.

3. Giải bài 3.18 trang 25 SBT Hóa học 11

Tại sao không được dùng các chai, lo thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric?

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về axit flohiđric

Hướng dẫn giải

Không được dùng chai, lọ thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric và axit này tác dụng với SiO2 có trong thủy tinh theo phản ứng sau:

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Khi đó thủy tinh sẽ bị ăn mòn.

4. Giải bài 3.19 trang 25 SBT Hóa học 11

Để sản xuất thủy tinh loại thông thường, người ta nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng (SiO2), đá vôi (CaCO3), sođa (Na2CO3) ở 1400oC. Khi đó, sẽ tạo ra nột hỗn hợp các muối natri silicat và canxi silicat nóng chảy nóng chảy, để nguội sẽ được thủy tinh rắn. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Silic và hợp chất của Silic

Hướng dẫn giải

Các phương trình hóa học của quá trình sản xuất thủy tinh loại thông thường:

Na2CO3 + SiO2 to→ Na2SiO3 + CO2

CaCO3 + SiO2 to→ CaSiO3 + CO2

5. Giải bài 3.20 trang 25 SBT Hóa học 11

Clanhke xi măng Pooclăng gồm các hợp chất canxi silicat Ca3SiO5, Ca2SiO4 và canxi aluminat Ca3(AlO3)2. Hãy biểu diễn công thức của các hợp chất trên dưới dạng các oxit và tính phần trăm khối lượng của canxi oxit trong mỗi hợp chất.

Phương pháp giải

- Tính khối lượng phân tử của từng loại oxit.

- Áp dụng công thức: \(\% {m_{CaO}} = \dfrac{{\sum {{M_{CaO}}} }}{{{M_{\,hop\,\,chat}}}}\)

Hướng dẫn giải

Công thức của hợp chất dưới dạng các oxit:

3CaO.SiO2, 2CaO.SiO2 và 3CaO.Al2O3, với phân tử khối tương ứng là 228; 172 và 270.

Phần trăm khối lượng của canxi oxit trong mỗi hợp chất :

Trong Ca3SiO5, %mCaO : \(\dfrac{{3.56.100\% }}{{228}}\) = 73,7%.

Trong Ca2SiO4, %mCaO : \(\dfrac{{2.56.100\% }}{{172}}\) = 65,1%.

Trong Ca3(AlO3)2, %mCaO : \(\dfrac{{3.56.100\% }}{{270}}\) = 62,2%.

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM