Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8
Bài học "Tổng kết phần văn" dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa các tác phẩm văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 2. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Nắm được đặc điểm của thơ Đường luật, thơ tuyệt cú Đường luật, thơ thất ngôn và thơ tám chữ.
- Biết cách viết bài văn nghị luận một tác phẩm đã học theo sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo.
- Nắm được ý nghĩa của những văn bản văn học đã học.
- Phân biệt được đặc điểm của thơ trung đại và thơ Mới.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận của em về một bài thơ Mới đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 2.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ mượn lời một con hổ ở vườn Bách thú. Đề tài đầy kịch tính. Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn, bất lực, hồn vía là một chúa sơn lâm. Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do. Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình, cam chịu cảnh gậm nhấm một khối căm hờn, nằm dài trông ngày tháng qua, mặc cho thân thể bị tụt xuống ngang cấp với các loài hèn kém. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã thuần hóa, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Nhưng đấy chì là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, tội nghiệp thay, vẫn ngùn ngụt lửa. Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mối bi kịch thân ở nơi tù, hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say. Kì vĩ vì thâm nghiêm bóng cây già; kì vĩ vì dữ dội oai hùng với từ gào, hét, thét, dữ dội; kì vĩ vì hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.
Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại ngàn, nơi nó tung hoành hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.
Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó không cam chịu cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh bởi luôn ý thức mình là bậc chúa tể của muôn loài. Nếu chấp nhận thì nó sẽ không còn là nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và thấm sâu vào từng câu, từng chữ.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh "nhục nhằn" trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi" trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc "giống hùm thiêng" cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ" chỉ biết "giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm". Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự"! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những "người bạn" đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình.
Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
(Sưu tầm)
Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm của thơ trung đại và thơ Mới.
Gợi ý trả lời:
- Thơ trung đại:
+ Thơ trung đại có đặc điểm nổi bật chính là có những quy tắc, quy luật một các cụ thể và chặt chẽ.
+ Hạn định số câu, số tiếng, niêm, luật, đối, cách gieo vần chặt chẽ gò bó.
+ Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
+ Phép tượng trưng ước lệ, công thức, cảm xúc nhà thơ nói bằng hình ảnh thiên nhiên (mượn cảnh nói tình).
- Thơ Mới:
+ Thơ Mới khác với thơ trung đại rất nhiều, bởi nó đã phá vỡ những quy luật của thơ trung đại.
+ Không hạn định số câu, số tiếng, vần cách, vần liền tự do.
+ Cảm xúc mới, tư duy mới ,đề cao cái tôi cá nhân phóng khoáng tự do.
+ Lời thơ tự nhiên gần lời nói đời thường, cảm xúc nhà thơ được thể hiện tự nhiên,chân thật.
Câu 3: Em hãy viết bài văn nghị luận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời:
Ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, hay bên Pa-ri; đối mặt trực tiếp với gián điệp và thực dân Pháp hay những ngày trở về nước hoạt động cách mạng ta đều nhận ra con người hóm hỉnh, bông đùa, lạc quan vượt lên trên tất cả những khó khăn của đời sống ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những nét tính cách được tôi luyện trong trường đấu tranh gian khổ. Và tất cả đã đi vào thơ Bác với những nét chân thực nhất. Tức cảnh Pác Bó là một trong số những bài thơ như thế!
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Tháng 2 năm 1941, sau hơn ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Pác Bó chính là nơi Người sống và hoạt động trong những ngày đầu tiên về nước. Đó là một địa danh nằm ở vùng núi Cao Bằng, ở đây đời sống vật chất còn rất khó khăn. Đã ngoài năm mươi tuổi rồi vậy mà Người phải sống trong một cái hang rất nhỏ, muốn ra vào phải trèo lên, chui xuống, tăm tối và ẩm ướt gọi là hang Cốc Bó, thôn Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhưng những thiếu thốn về vật chất không làm tinh thần Người nao núng. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Ở bước thứ nhất, khai thác khía cạnh gian khổ mà Người đã trải qua trong bước đầu "nhóm lửa" ngọn lửa cách mạng từ cái nơi tăm tối, hoang vu. Tập hợp các chi tiết một cách hệ thống theo khía cạnh này ta thấy: ở thì ở suối, ở hang ("Sáng ra bờ suối, tối vào hang"). Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng, những năm mà con người vốn phóng khoáng, tự do phải chịu cảnh nhàm chán không chịu đổi thay với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Sự tù túng hiện lên ở bài thơ và nhịp thơ. Riêng vể nhịp thơ có sự cứng nhắc, uể oải như cần một cái vươn vai mà không thể vươn vai. Tiếp đến là điều kiện ăn uống hằng ngày:
"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Về câu thơ này có hai cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thứ nhất: dù có phải ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Còn cách hiểu thứ hai: trong hệ thống cả ba câu đầu, câu thứ hai toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Do hai cách hiểu này chúng ta buộc phải có cách hiểu thứ ba, vì với hai cách hiểu trên tuy khác nhau về nội dung mà giống nhau: nó không dựa trên sự nhất quán về phương pháp khi lĩnh hội một hình tượng thơ, rất dễ gây ra hiểu lầm và nhất là hiểu không toàn vẹn. Bởi nếu lúc nào dù gian khổ đến đâu Bác cũng sẵn sàng, hơn thế còn "thích thú, bằng lòng" thì thử thách mà Người phải vượt qua, phải trải nghiệm là ở đâu ? Bởi nói đến ăn, đến ở, so với cái tiêu chí vừa nêu (cũng là mơ ước của nhiều người) nó là những đối cực. Vậy hiểu câu thơ thứ hai như thế nào ? Với cách hiểu thứ ba - mà khi phân tích câu đầu chúng ta đã nhập cuộc, câu thứ hai, trên ý nghĩa là hình tượng nên hiểu là những thiếu thốn điển hình.
Hồ Chí Minh với tâm thế “luôn sẵn sàng”, luôn biết tự suy nghĩ, và sống vì mục tiêu của Đảng, của đất nước chứ khác hẳn với các vị danh nhân thời xưa phải mai danh ẩn tích kìm hãm, quên đi việc chính trị khó khăn. Vì vậy mà câu thơ tiếp đây mới đầy ý nghĩa thoát ra:
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Bác ta vẫn hăng hái như vậy, dù vất vả nhưng ý chí vẫn kiên cường, sự hy sinh quên mình để nghiên cứu con đường giúp cho cách mạng thắng lợi. Một câu mà ta tâm đắc nhất trong toàn bài đó là:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Từ “sang” không hề có ý nghĩa mỉa mai, châm biếm mà lại là sự vinh hạnh cho Bác một nét rất đặc trưng của cách mạng Việt Nam tuy hiện tại khó khăn nhưng ta vẫn tìm được “thức ăn”, “phong cảnh” phù hợp với mình. Đâu đó vẫn là sự tự chủ của con người vượt lên tất cả trở ngại trước mắt, sống theo kiểu khác đi cuộc đời nó vẫn là “sang”. “Sang” trong lòng vì ở đâu đó niềm vui vẫn xuất hiện vì đơn giản người hiểu mình đang được sống và lãnh đạo cách mạng trên quê hương mình, Người vẫn luôn tin tưởng một thắng lợi sẽ thật gần.
Với tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, sự dung dị thể hiện trong toàn bài mà bài thơ trở nên gần gũi mà đẹp đẽ. Thơ Bác giúp chúng ta học hỏi được từ nó tinh thần lạc quan, yêu đời, biết sống và theo đuổi lý tưởng cao đẹp. Một bài thơ cũng là một bằng chứng cho sự khó khăn của cách mạng thời mới thành lập. Càng thêm yêu quý khâm phục vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và “Việt Nam luôn đẹp nhất vì có tên Người”.
(Sưu tầm)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Học sinh nắm được một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
Tham khảo thêm
- doc Nhớ rừng - Thế Lữ Ngữ văn 8
- doc Ông đồ Ngữ văn 8
- doc Câu nghi vấn Ngữ văn 8
- doc Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Quê hương - Tế Hanh Ngữ văn 8
- doc Khi con tu hú Ngữ văn 8
- doc Câu nghi vấn (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Ngữ văn 8
- doc Tức cảnh Pác Bó Ngữ văn 8
- doc Câu cầu khiến Ngữ văn 8
- doc Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ngữ văn 8
- doc Ôn tập về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Ngắm trăng Ngữ văn 8
- doc Đi đường Ngữ văn 8
- doc Câu cảm thán Ngữ văn 8
- doc Câu trần thuật Ngữ văn 8
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh Ngữ văn 8
- doc Chiếu dời đô Ngữ văn 8
- doc Câu phủ định Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (Tập làm văn) Ngữ văn 8
- doc Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8
- doc Hành động nói Ngữ văn 8
- doc Nước Đại Việt ta Ngữ văn 8
- doc Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8
- doc Bàn luận về phép học Ngữ văn 8
- doc Viết đoạn văn trình bày luận điểm Ngữ văn 8
- doc Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Thuế máu Ngữ văn 8
- doc Hội thoại Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Đi bộ ngao du Ngữ văn 8
- doc Hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Lựa chọn trật từ trong câu Ngữ văn 8
- doc Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Ngữ văn 8
- doc Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) Ngữ văn 8
- doc Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Chương trình địa phương (phần văn) Ngữ văn 8
- doc Chữa lỗi diễn đạt Ngữ văn 8
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 8
- doc Văn bản tường trình Ngữ văn 8
- doc Luyện tập làm văn bản tường trình Ngữ văn 8
- doc Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo-tiết 2) Ngữ văn 8
- doc Văn bản thông báo Ngữ văn 8
- doc Tổng kết phần văn (tiếp theo - tiết 2) Ngữ văn 8
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 8
- doc Luyện tập làm văn bản thông báo Ngữ văn 8
- doc Ôn tập phần Tập làm văn (tiếp theo) Ngữ văn 8