Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 1+Bài 2: Phép biến hình. Phép tịnh tiến

Giải bài tập trang 10 SBT Toán 11 Bài Phép biến hình, phép tịnh tiến sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập lại các kiến thức đã học, rèn luyện khả năng tính toán nhanh và chính xác. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải tương ứng với từng bài tập.

Giải bài tập SBT Toán 11 Bài 1+Bài 2: Phép biến hình. Phép tịnh tiến

 

1. Giải bài 1.1 trang 10 SBT Hình học 11

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(\vec v=(2;-1) \), điểm M = (3;2). Tìm tọa độ của các điểm A sao cho:

a) \(A=T_{\vec v}(M)\);

b) \(M=T_{\vec v}(A) . \)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến:

- Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(x;y) và vectơ \(\vec v(a;b) \). Gọi điểm \(M’=(x’;y’)=T_{\vec v}(M) \).

- Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right.\)

Hướng dẫn giải:

a) Giả sử A = (x;y) .

Theo đề cho \(A=T_{\vec v}(M)\) khi đó

\(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + 2\\y = 2 - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5\\y = 1\end{array} \right.\)

Vậy A = (5;1).

b) Giả sử A = (x;y) .

Theo đề cho \(M=T_{\vec v}(A)\) khi đó

 \(\left\{ \begin{array}{l}3 = x + 2\\2 = y - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 3\end{array} \right.\)

Vậy A = (1;3).

2. Giải bài 1.2 trang 10 SBT Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy cho \(\vec v=(-2;1) \), đường thẳng d có phương trình \(2x-3y+3=0 \), đường thẳng \(d_1\) có phương trình \(2x-3y-5=0 \).

a) Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua \(T_{\vec v} \).

b) Tìm tọa độ của \(\vec w\) có giá vuông góc với đường thẳng d để \(d_1\) là ảnh của d qua \(T_{\vec w} \).

Phương pháp giải:

a) Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

+ Gọi phương trình d' .

+ Lấy một điểm \(A \in d \), tìm ảnh A' của A qua \({T_{\overrightarrow v }} \).

+ Cho \(A' \in d'\) và suy ra phương trình của d'.

b) - Ta có \(d_1=T_{\vec w}(d) \) nên \(\vec w \) có điểm đầu thuộc d điểm cuối thuộc \(d_1 \).

- Viết phương trình đường thẳng \(d_2\) đi qua 2 điểm đầu, cuối đó.

- Tìm giao của \(d_2\) với d và \(d_1 \).

Hướng dẫn giải:

a) Lấy một điểm thuộc d, chẳng hạn M = (0;1).

Khi đó \(M’=T_{\vec v}(M) =(0-2;1+1)=(-2;2) \in d’ .\)

Vì d’ song song với d nên phương trình của nó có dạng \(2x-3y+C=0 .\)

Do \(M’\in d’\) nên \(2.(-2)-3.2+C=0\) từ đó suy ra C = 10.

Do đó d’ có phương trình \(2x-3y+10=0 .\)

b)

Lấy một điểm thuộc d, chẳng hạn M = (0;1).

Gọi đường thẳng \(d_2\) qua M vuông góc với d khi đó \(d_2\) có vectơ chỉ phương là \(\vec v=(2;-3) \).

Do đó phương trình của \(d_2\)\(\dfrac{x-0}{2}=\dfrac{y-1}{-3}\) hay \(3x+2y-2=0 \).

Gọi M’ là giao của \(d_1\) với \(d_2\) thì tọa độ của nó phải thỏa mãn hệ phương trình

\(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y - 5 = 0\\3x + 2y - 2 = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{{16}}{{13}}\\y = - \dfrac{{11}}{{13}}\end{array} \right.\)

Từ đó suy ra \(\overrightarrow {\rm{w}} = \overrightarrow {MM'} = \left( {\dfrac{{16}}{{13}}; - \dfrac{{24}}{{13}}} \right) \).

3. Giải bài 1.3 trang 10 SBT Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình \(3x-y-9=0 \). Tìm phép tịnh tiến theo vectơ có phương song song với trục Ox biến d thành đường thẳng d’ đi qua gốc tọa độ và viết phương trình đường thẳng d’.

Phương pháp giải:

- Tìm điểm đầu, điểm cuối của vectơ tịnh tiến lần lượt thuộc đường thẳng d và d’.

- d' song song với d và đi qua gốc tọa độ.

Hướng dẫn giải:

Phép tịnh tiến theo vectơ có phương song song với trục Ox, do đó Ox chứa vectơ tịnh tiến.

Giao của d với trục Ox là điểm A(3;0).

Phép tịnh tiến phải tìm có vectơ tịnh tiến \(\vec v=\vec {AO}=(-3;0) \).

Đường thẳng d’ song song với d và đi qua gốc tọa độ nên nó có phương trình \(3x-y=0 \).

4. Giải bài 1.4 trang 10 SBT Hình học 11

Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình \(x^2+y^2-2x+4y-4=0 \). Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v=(-2;5) \).

Phương pháp giải:

- Tìm tâm của đường tròn mới bằng cách sử dụng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến:

+ Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(x;y) và vectơ \(\vec v(a;b) \). Gọi điểm \(M’=(x’;y’)=T_{\vec v}(M) \).

+ Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right. \).

- Bán kính của đường tròn sau khi tịnh tiến vẫn giữ nguyên.

Hướng dẫn giải:

Ta có (C) là đường tròn tâm I(1;-2), bán kính r = 3.

Gọi \(I’=T_{\vec v}(I) =(1-2;-2+5)=(-1;3) \)

(C’) là ảnh của (C) qua \(T_{\vec v}\) thì (C’) là đường tròn tâm (I’) bán kính r = 3.

Do đó (C’) có phương trình \({(x+1)}^2+{(y-3)}^2=9 .\)

5. Giải bài 1.5 trang 10 SBT Hình học 11

Cho đoạn thẳng AB và đường tròn (C) tâm O, bán kính r nằm về một phía của đường thẳng AB. Lấy điểm M trên (C), rồi dựng hình bình hành ABMM’. Tìm tập hợp các điểm M’ khi M di động trên (C).

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa: \(T_{\vec v}(M) = M' \Leftrightarrow \overrightarrow {MM'} = \vec v \).

Hướng dẫn giải:

Do tứ giác ABMM’ là hình bình hành nên \(\vec{BA}=\vec{MM’}\).

Từ đó suy ra M’ là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec{BA}\).

Từ đó suy ra tập hợp các điểm M’ là đường tròn (C’), ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec {BA} \).

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM