Bệnh đa xơ cứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đa xơ cứng hay còn gọi xơ cứng rải rác (MS) là một căn bệnh tiến triển, kéo dài suốt đời ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đa xơ cứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh đa xơ cứng là gì?

Neuron hay tế bào thần kinh là các đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống thần kinh trung ương cho phép chúng ta suy nghĩ, nhìn, nghe, nói, cảm nhận và nhiều chức năng khác. Mỗi tế bào thần kinh được cấu tạo bởi thân tế bào, sợi nhánh và một sợi trục (phần mở rộng của các tế bào cơ thể). Hầu hết, các sợi trục thần kinh ở khu trung ương có lớp vỏ myelin chứa chủ yếu là chất béo và protein, đóng vai trò như lớp vỏ ngăn cách. Myelin giúp gia tăng tốc độ các tín hiệu điện chuyển động dọc theo tế bào thần kinh.

Đa xơ cứng hay còn gọi xơ cứng rải rác là bệnh tự miễn có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Trong đa xơ cứng, myelin bị hư hỏng hoặc bị viêm, làm gián đoạn tín hiệu thần kinh, gây thiệt hại cho các sợi thần kinh cơ và các triệu chứng khác. Người bệnh có thể chỉ có triệu chứng nhẹ, rất ít triệu chứng hoặc nhiều triệu chứng với khuyết tật nặng.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh đa xơ cứng là gì?

Triệu chứng phụ thuộc loại và số lượng tế bào thần kinh bị tổn thương. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa người này với người khác, bao gồm:

Triệu chứng sớm nhất là mất cảm giác; Các vấn đề về mắt như mờ mắt hoặc nhìn thấy hai hình ảnh 1 vật tách rời nhau. Bệnh thường ở một bên mắt và đau khi chuyển động mắt; Các vấn đề vận động như chuột rút, yếu cơ ở một cánh tay hoặc chân, vụng về, mất thăng bằng, co cứng; Các vấn đề hệ thống thần kinh tự trị như mất kiểm soát bàng quang và ruột, rối loạn chức năng tình dục; Nói lắp; Trầm cảm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây bệnh đa xơ cứng?

Đa xơ cứng là tình trạng viêm, mất myelin của thần kinh trung ương. Các nguyên nhân của bệnh không có giải thích rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng do hệ thống miễn dịch nhận diện những tế bào thần kinh là đối tượng bên ngoài thay vì là một phần trong cơ thể, do đó nó tấn công và phá hủy myelin. Vai trò của lớp myelin có thể được coi như một lớp bao bọc và giúp tăng tốc độ của các tín hiệu thần kinh điện. Khi myelin bị hỏng, những tín hiệu sẽ dẫn truyền chậm lại, thậm chí là bị chặn lại.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh đa xơ cứng?

Trên thế giới, khoảng 2,1 triệu người đang mắc đa xơ cứng. Nguy cơ mắc bệnh khác nhau giữa các chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh đa xơ cứng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, chẳng hạn như:

Yếu tố di truyền; Tuổi tác; Giới tính; Chủng tộc; Một số bệnh tự miễn.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đa xơ cứng?

Không có xét nghiệm chuyên biệt nào để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn gặp bác sĩ thần kinh và chỉ định xét nghiệm máu, chọc dò tủy sống, chụp cộng hưởng từ (MRI) và điện thế gợi thị giác (EPT).

MRI cho thấy vùng myelin bị viêm hoặc bị phá hủy. Đối với chọc dò tủy sống, các bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ tủy sống để kiểm tra. Trong khi đó, phương pháp EPT sẽ theo dõi bất kỳ bất thường nào trong chức năng của não bằng cách ghi lại các tín hiệu điện của nó.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đa xơ cứng?

Bệnh đa xơ cứng không thể chữa khỏi, nhưng nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị có 2 khía cạnh, bao gồm liệu pháp điều hòa miễn dịch để giải quyết vấn đề miễn dịch và liệu pháp giảm nhẹ để kiểm soát triệu chứng.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kiểm soát triệu chứng và làm giảm viêm dây thần kinh corticosteroid để điều trị ảnh hưởng của bệnh.

Để thay đổi diễn tiến bệnh, bác sĩ cho dùng thuốc chẹn beta hoặc dùng thuốc khác để làm chậm và ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch.

Bác sĩ cũng sử dụng liệu pháp vật lý và thư giãn cơ để hỗ trợ điều trị.

Bạn cũng sẽ được chỉ định loại thuốc khác dựa theo triệu chứng như thuốc giảm đau.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đa xơ cứng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tập thể dục. Nếu bạn bị bệnh mức độ từ nhẹ đến trung bình, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe, săn chắc cơ bắp, cân bằng và phối hợp. Bơi lội hoặc những môn thể thao dưới nước khác là lựa chọn tốt nếu bạn cảm thấy nóng. Các loại từ bài tập từ nhẹ đến vừa dành cho những người bị u đa xơ bao gồm đi bộ, kéo giãn cơ, thể dục nhịp điệu, xe đạp, yoga và thái cực quyền; Chế độ ăn uống cân bằng. Kết quả của nghiên cứu nhỏ cho thấy chế độ ăn ít chất béo bão hòa nhưng giàu axit béo omega-3, trong dầu ô liu và dầu cá, có thể có lợi. Nhưng cần thiết phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin D có lợi cho những người bị bệnh; Giảm bớt căng thẳng. Stress có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Yoga, thái cực quyền, massage, thiền hoặc thở sâu sẽ có ích giảm stress.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đa xơ cứng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM