Bệnh chấn thương đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chấn thương đầu là thuật ngữ để chỉ bất kỳ loại chấn thương nào ở não, sọ hoặc da đầu. Triệu chứng chấn thương đầu nặng gồm mất ý thức, co giật, ói mửa...  Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của chấn thương đầu, mời các bạn tham khảo.

Bệnh chấn thương đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về chấn thương đầu

Chấn thương đầu là gì?

Chấn thương đầu là thuật ngữ để chỉ bất kỳ loại chấn thương nào ở não, sọ hoặc da đầu. Mức độ chấn thương có thể dao động từ một vết sưng nhẹ hoặc bầm tím đến chấn thương sọ não. Các chấn thương đầu thường gặp bao gồm chấn động, vỡ xương sọ và vết thương da đầu. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương đầu và mức độ nghiêm trọng của nó.

Chấn thương đầu có thể kín hoặc hở. Chấn thương đầu kín là chấn thương không làm vỡ hộp sọ. Một chấn thương đầu hở là tình trạng chấn thương gây rách da đầu và hộp sọ, làm tổn thương não bộ.

Thật khó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu chỉ bằng cách quan sát. Một số chấn thương đầu nhỏ gây chảy máu rất nhiều, trong khi một số chấn thương lớn không chảy máu. Điều quan trọng là bạn phải điều trị nghiêm túc với tất cả chấn thương đầu.

Các dạng chấn thương đầu

Ổ tụ máu (Hematoma)

Ổ tụ máu hoặc đông máu là tình trạng máu bên ngoài các mạch máu. Bệnh có thể rất nghiêm trọng nếu một ổ máu tụ xảy ra trong não. Đông máu có thể dẫn đến áp lực tích tụ bên trong hộp sọ, khiến bạn mất ý thức hoặc gây tổn thương não vĩnh viễn.

Xuất huyết

Xuất huyết là chảy máu không kiểm soát được. Bạn có thể chảy máu trong không gian xung quanh não, được gọi là xuất huyết dưới màng não, chảy máu trong mô não hay xuất huyết nội sọ.

Xuất huyết dưới màng não thường gây đau đầu và ói mửa. Mức độ nghiêm trọng của xuất huyết nội sọ phụ thuộc vào lượng máu chảy, nhưng theo thời gian máu chảy nhiều có thể gây ra sự tích tụ áp lực lên sọ.

Chấn động não

Một chấn động não có thể xảy ra khi có tác động nghiêm trọng lên đầu, đủ để gây tổn thương não. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đập đầu vào một bề mặt cứng hoặc do té ngã. Nói chung, việc mất chức năng liên quan đến chấn động là tạm thời. Tuy nhiên, nếu các chấn động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Phù

Bất kỳ chấn thương não nào cũng có thể dẫn đến phù nề hoặc sưng. Nhiều vết thương gây sưng các mô xung quanh, nhưng tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu xảy ra trong não. Hộp sọ không thể căng ra để thích ứng với vết sưng. Điều này dẫn đến tích tụ áp lực trong não, khiến cho bộ não áp vào hộp sọ.

Vỡ hộp sọ

Không giống như xương, hộp sọ không có tủy xương, do đó nó rất vững chắc và khó vỡ. Vỡ hộp sọ khiến cho đầu không thể chống đỡ được các chấn thương, do đó não dễ bị tổn thương hơn.

Tổn thương sợi trục lan tỏa

Tổn thương sợi trục lan tỏa (chấn thương tuyệt đối) là một chấn thương não không gây chảy máu nhưng làm tổn thương các tế bào não. Khi các tế bào não tổn thương có thể làm việc không hiệu quả. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sưng tấy, gây ra nhiều tổn thương hơn. Mặc dù tổn thương không thể nhìn thấy bên ngoài như các chấn thương não khác, nhưng nó là một trong những loại chấn thương đầu nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong.

2. Triệu chứng chấn thương đầu

Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương đầu là gì?

Đầu có nhiều mạch máu hơn bất kỳ phần nào khác của cơ thể, do đó chảy máu trên bề mặt não hoặc trong não là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các chấn thương ở đầu đều gây chảy máu.

Điều quan trọng là bạn phải biết các triệu chứng để theo dõi. Nhiều triệu chứng của chấn thương não nghiêm trọng sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Bạn nên luôn theo dõi các triệu chứng trong vài ngày sau khi bị thương đầu.

Các triệu chứng thường gặp của chấn thương đầu nhẹ bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Lâng lâng;
  • Chóng mặt;
  • Nhầm lẫn nhẹ;
  • Buồn nôn;
  • Có tiếng chuông trong tai.

Các triệu chứng của chấn thương đầu nghiêm trọng bao gồm nhiều dấu hiệu của chấn thương đầu nhẹ cùng với:

  • Mất ý thức;
  • Co giật;
  • Ói mửa ;
  • Vấn đề cân bằng hoặc phối hợp ;
  • Mất phương hướng nghiêm trọng ;
  • Không thể tập trung nhìn ;
  • Chuyển động mắt bất thường ;
  • Mất kiểm soát cơ ;
  • Đau đầu dai dẳng hoặc trầm trọng hơn;
  • Mất trí nhớ ;
  • Thay đổi tâm trạng ;
  • Rò rỉ dịch từ tai hoặc mũi.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn không nên xem nhẹ chấn thương đầu. Đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nghĩ rằng bạn có các triệu chứng của chấn thương đầu nghiêm trọng.

Đặc biệt, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mất ý thức;
  • Nhầm lẫn;
  • Mất phương hướng.

Ngay cả khi không đi cấp cứu ngay sau khi chấn thương xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu vẫn còn triệu chứng sau 1 hoặc 2 ngày.

Trong trường hợp người bệnh bị chấn thương đầu nghiêm trọng, bạn nên gọi cấp cứu 115 ngay. Bạn cũng không nên di chuyển người bị nạn vì có thể khiến chấn thương đầu nặng hơn.

3. Nguyên nhân gây chấn thương đầu

Nguyên nhân nào gây chấn thương đầu?

Nhìn chung, chấn thương đầu có thể được chia thành hai loại dựa trên nguyên nhân: rung lắc mạnh và lực tác động mạnh.

Chấn thương đầu do rung lắc phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai bị rung lắc đầu mạnh.

Chấn thương đầu gây ra bởi một cú đánh vào đầu thường do:

  • Tai nạn xe;
  • Ngã;
  • Tấn công vật lý;
  • Tai nạn liên quan đến thể thao.

Trong hầu hết các trường hợp, hộp sọ sẽ bảo vệ bộ não khỏi bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chấn thương nghiêm trọng đủ để gây thương tích đầu cũng có thể gây chấn thương cột sống.

4. Chẩn đoán và điều trị chấn thương đầu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương đầu?

Một trong những phương pháp đầu tiên dùng để đánh giá chấn thương đầu là thang điểm hôn mê Glasgow (GCS). GCS là bài kiểm tra gồm 15 điểm đánh giá tình trạng tâm thần của bạn. Điểm số GCS cao cho thấy chấn thương ít nghiêm trọng.

Bác sĩ cần phải biết các trường hợp chấn thương của bạn. Thông thường, nếu bị chấn thương đầu, bạn sẽ không nhớ chi tiết về tai nạn. Nếu có thể, bạn nên mang theo người nào đó đã chứng kiến ​​tai nạn. Điều này thường giúp bác sĩ xác định bạn bị mất ý thức trong thời gian bao lâu.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các dấu hiệu chấn thương, bao gồm bầm tím và sưng. Bạn cũng có thể được khám thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng thần kinh của bạn bằng cách đánh giá kiểm soát cơ bắp và sức mạnh, chuyển động mắt và cảm giác…

Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán chấn thương đầu. Chụp CT sẽ giúp bác sĩ phát hiện gãy xương, chảy máu và đông máu, sưng não và bất kỳ tổn thương nào khác. Do CT scan thường nhanh và chính xác, vì vậy bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm này đầu tiên. Bạn cũng có thể được chụp MRI. Điều này có thể giúp bác sĩ thấy chi tiết hơn về bộ não. Quét MRI thường chỉ được thực hiện khi bạn trong tình trạng ổn định.

Những phương pháp nào giúp bạn điều trị chấn thương đầu?

Việc điều trị chấn thương đầu phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Với chấn thương đầu nhẹ, thường không có triệu chứng nào ngoài đau ở chỗ bị thương. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.

Bạn lưu ý không nên uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil) hoặc aspirin (Bayer) vì có thể làm cho tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn. Nếu bạn có một vết cắt hở, bác sĩ có thể sử dụng chỉ khâu để đóng vết thương. Sau đó, họ sẽ băng nó lại.

Ngay cả khi chấn thương nhẹ, bạn vẫn nên theo dõi tình trạng của mình để đảm bảo nó không tệ hơn. Bạn có thể đi ngủ sau khi bị chấn thương, nhưng nên được đánh thức mỗi 2 giờ hoặc lâu hơn để kiểm tra các triệu chứng mới. Bạn nên quay trở lại gặp bác sĩ nếu phát triển bất kỳ triệu chứng mới hoặc tình trạng xấu đi.

Bạn có thể cần nhập viện nếu bị thương nặng ở đầu. Việc điều trị tại bệnh viện sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.

Việc điều trị các chấn thương đầu nặng có thể bao gồm:

Thuốc

Nếu bị thương nặng ở não, bạn có thể được uống thuốc chống động kinh. Bạn có nguy cơ bị co giật trong vài ngày sau chấn thương.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc lợi tiểu nếu chấn thương của bạn đã gây ra áp lực tích tụ trong não. Thuốc lợi tiểu giúp bài tiết nhiều chất lỏng hơn, do đó giúp giảm bớt áp lực.

Nếu chấn thương rất nghiêm trọng, bạn có thể được cho thuốc gây hôn mê. Đây có thể là cách điều trị thích hợp nếu mạch máu bị tổn thương. Khi bạn hôn mê, não sẽ không cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng như bình thường.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp để ngăn chặn tổn thương thêm cho bộ não, chẳng hạn như:

  • Loại bỏ ổ tụ máu;
  • Sửa chữa hộp sọ;
  • Giải phóng áp lực trong hộp sọ.

Phục hồi chức năng

Nếu bị chấn thương não nghiêm trọng, bạn có thể cần phục hồi chức năng để lấy lại chức năng não hoàn chỉnh. Phương pháp phục hồi bạn nhận được sẽ tùy thuộc vào chức năng nào đã mất do chấn thương. Những người bị chấn thương sọ não thường cần được giúp đỡ để lấy lại khả năng di chuyển và lời nói.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chấn thương đầu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM