Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát (PPA) là một hội chứng thần kinh làm mất dần khả năng ngôn ngữ. Mặc dù các triệu chứng đầu tiên là vấn đề với lời nói và ngôn ngữ, các vấn đề tiềm ẩn khác liên quan đến bệnh này như mất trí nhớ, thường xảy ra sau đó. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng này? Cách điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát là gì?

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát là một hội chứng thần kinh làm mất dần khả năng ngôn ngữ. Không giống như các hình thức khác của chứng mất ngôn ngữ do đột quỵ hoặc chấn thương não, bệnh này gây ra bởi các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hoặc thoái hóa thùy trán thái dương. Chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát là kết quả của sự suy giảm mô não, vùng chịu trách nhiệm cho lời nói và ngôn ngữ. Mặc dù các triệu chứng đầu tiên là vấn đề với lời nói và ngôn ngữ, các vấn đề tiềm ẩn khác liên quan đến bệnh này như mất trí nhớ, thường xảy ra sau đó.

Bệnh thường bắt đầu như một rối loạn khó nhận thấy về ngôn ngữ, sau đó tiến triển tới không có khả năng nói – giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Thể loại hoặc mô hình thiếu hụt ngôn ngữ khác nhau từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác. Các rối loạn ngôn ngữ ban đầu có thể là mất ngôn ngữ dạng lưu loát (ví dụ, người đó vẫn có thể nói với tốc độ bình thường hoặc nhanh) hoặc mất ngôn ngữ dạng không lưu loát (nói chuyện khó khăn hơn và nói được ít từ hơn). Một loạt ít phổ biến hơn bắt đầu bằng việc khó tìm ra từ, sau đó khả năng đặt tên và hiểu nghĩa tiến triển xấu dần với khả năng phát âm vẫn tương đối rõ ràng.

Nếu mất ngôn ngữ có nguyên nhân từ đột quỵ hoặc chấn thương não, những biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào những phần của bán cầu não trái tương ứng bị tổn thương. Người bệnh có thể có hoặc không gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn từ. Cuối cùng, hầu hết các bệnh nhân không nói được và không thể hiểu ngôn ngữ nói và viết, ngay cả khi hành vi của họ có vẻ bình thường.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát thường bắt đầu dần dần và thay đổi dựa trên loại bệnh hiện có. Ngoài vấn đề về ngôn từ, đọc và viết cũng thường bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường xấu đi theo thời gian. Người bị ảnh hưởng có thể trở nên câm và cuối cùng mất khả năng hiểu ngôn ngữ viết hoặc nói. Mặc dù các triệu chứng về nhận thức khác có thể xuất hiện sau này trong quá trình bệnh, sự giảm sút thường nói chung giới hạn trong lĩnh vực ngôn ngữ ít nhất một vài năm cho đến khi hoàn toàn có thể chẩn đoán được bệnh. Những người bị loại mất trí nhớ ngữ nghĩa có thể gặp khó khăn với:

  • Hiểu biết ngôn ngữ nói và viết, đặc biệt là những từ đơn lẻ;
  • Hiểu ý nghĩa từ;
  • Tên các vật dụng.

Những người có loại lopogenic có thể:

  • Khó tìm từ khi nói chuyện;
  • Dừng thường xuyên khi nói chuyện để tìm kiếm các từ;
  • Nói chậm;
  • Khó khăn trong việc lặp lại cụm từ hoặc câu.

Những người bị loại không lưu loát tiến triển có thể:

  • Nói khó khăn;
  • Do dự, dừng lại nhiều lần khi nói chuyện;
  • Trong câu từ nói chuyện hay có nhiều lỗi;
  • Nói những câu khó hiểu;
  • Khó khăn khi sử dụng ngữ pháp đúng.

Một số người bị chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát cuối cùng được chẩn đoán với các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát?

Mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát gây ra bởi các thùy trán, thái dương hay thùy đỉnh của não, chủ yếu ở phía bên trái, bị thu hẹp lại (teo). Tình trạng này ảnh hưởng đến các trung tâm ngôn ngữ trong não.

Mô sẹo và các protein bất thường cũng có thể hiện diện và hoạt động của não có thể bị giảm bớt.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát như:

Khả năng học tập kém. Khuyết tật trong học tập có thể tăng nguy cơ mắc chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát. Đột biến gen nhất định. Các đột biến gen hiếm có liên quan đến rối loạn này. Nếu một số thành viên trong gia đình bị chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát, bạn có thể có nhiều khả năng phát triển bệnh này.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát?

Để chẩn đoán chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và yêu cầu các xét nghiệm.

Sự khó khăn trong giao tiếp xấu dần đi mà không có sự thay đổi đáng kể về cách suy nghĩ và hành vi trong 1 hoặc 2 năm là dấu hiệu cho chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát.

Khám thần kinh

Bác sĩ có thể tiến hành các bài kiểm tra về thần kinh cũng như đánh giá khả năng ngôn ngữ và đánh giá tâm thần kinh. Các thử nghiệm được sử dụng để đo lường tốc độ nói, khả năng hiểu và các kỹ năng ngôn ngữ, khả năng nhận diện và đặt tên các đối tượng, khả năng nhớ lại và các yếu tố khác.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng, đo nồng độ thuốc hoặc tìm kiếm các tình trạng bệnh lý khác. Xét nghiệm di truyền có thể xác định xem bạn có những đột biến gen liên quan đến chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát hoặc các tình trạng thần kinh khác.

Chụp não

Chụp MRI có thể giúp chẩn đoán chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát, phát hiện một số khu vực nhất định của não bị thu hẹp và hiển thị khu vực não bị ảnh hưởng. Chụp MRI cũng có thể phát hiện đột quỵ, khối u hoặc các tình trạng khác có ảnh hưởng đến chức năng não.

Chụp cắt lớp vi tính bức xạ đơn photon hoặc chụp PET có thể hiển thị các bất thường của lưu lượng máu hoặc chuyển hóa glucose ở những vùng não nhất định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát?

Chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát không thể chữa khỏi và cũng không có thuốc để điều trị nó. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện hoặc duy trì khả năng giao tiếp và quản lý tình trạng của bạn.

Liệu pháp ngôn ngữ và lời nói

Làm việc với một chuyên gia nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ để giúp bạn tập trung chủ yếu vào việc bù đắp khả năng ngôn ngữ bị suy giảm. Mặc dù lời nói và ngôn ngữ trị liệu không chứng minh có khả năng làm chậm sự tiến triển của tình trạng này, nó có thể giúp quản lý tình trạng bệnh.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát:

  • Tìm hiểu mọi thứ cần biết về tình trạng này;
  • Người mắc chứng này nên mang theo một thẻ căn cước và các giấy tờ khác giúp giải thích các chứng bệnh của họ;
  • Cho những người mắc chứng này có thời gian để nói chuyện;
  • Nói chậm, dùng các câu đơn giản và đầy đủ, lắng nghe một cách cẩn thận;
  • Hãy chăm sóc các nhu cầu cá nhân, nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian cho các hoạt động xã hội.

Các thành viên trong gia đình có thể phải xem xét các lựa chọn chăm sóc dài hạn cho người có chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát. Các thành viên trong gia đình cũng có thể cần có kế hoạch tài chính cho người bệnh và giúp đưa ra các quyết định pháp lý để chuẩn bị cho giai đoạn nghiêm trọng của tình trạng này.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM