Bệnh xơ cứng bên nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xơ cứng bên nguyên phát là bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 40-60. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh xơ cứng bên nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Xơ cứng bên nguyên phát là bệnh gì?

Xơ cứng bên nguyên phát là một loại bệnh nơron vận động làm cho các tế bào thần kinh cơ bị phá vỡ dần dần gây ra yếu cơ. Xơ cứng bên nguyên phát gây yếu các cơ chủ động như các cơ kiểm soát chân, tay và lưỡi.

Mức độ phổ biến của xơ cứng bên nguyên phát

Xơ cứng bên nguyên phát là bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 40-60. Một dạng phụ của xơ cứng bên nguyên phát được gọi là xơ cứng bên nguyên phát vị thành niên, xảy ra trong thời thơ ấu và gây ra do di truyền gen bất thường từ bố mẹ cho con cái. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ cứng bên nguyên phát là gì?

Các triệu chứng phổ biến của xơ cứng bên nguyên phát là:

  • Các chân co cứng, yếu và liệt cứng;
  • Bước đi khó khăn với sự mất cân bằng và vụng về khi các cơ chân bị suy yếu;
  • Yếu và cứng cơ tiến tới thân người, sau đó cánh tay, bàn tay, lưỡi và hàm;
  • Khàn tiếng, giảm tốc độ nói, nói lắp và chảy nước dãi do các cơ mặt bị suy yếu Khó khăn với nuốt và thở giai đoạn cuối của bệnh.

Một số trường hợp ít gặp hơn, bệnh bắt đầu ở lưỡi hoặc bàn tay và sau đó tiến triển xuống cột sống và đến chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có vấn đề cứng hoặc suy yếu ở chân, khó nuốt hay khó nói diễn ra trong thời gian dài.

Nếu con bạn phát triển co thắt cơ bắp không tự chủ hoặc có vẻ mất thăng bằng nhiều hơn bình thường, hãy hẹn gặp một bác sĩ nhi khoa để đánh giá tình trạng này cho trẻ.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra xơ cứng bên nguyên phát?

Nguyên nhân chính xác gây xơ cứng bên nguyên phát chưa được biết đến. Hầu hết các trường hợp dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên, không có lý do rõ ràng. Xơ cứng bên nguyên phát là một bệnh trong nhóm các rối loạn bệnh thần kinh vận động. Bệnh thần kinh vận động đặc trưng bởi sự cố của các tế bào thần kinh (nơron vận động) trong não và tủy sống, có trách nhiệm mang thông tin từ não đến các cơ bắp.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xơ cứng bên nguyên phát?

Không có xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán bệnh xơ cứng bên nguyên phát. Trong thực tế, căn bệnh này có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như các bệnh thần kinh khác gồm bệnh đa xơ cứng và bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác.

Sau khi thu thập chi tiết bệnh sử và lịch sử gia đình cùng với thực hiện kiểm tra thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:

Thử máu. Bạn sẽ làm các xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác có thể gây suy nhược cơ bắp. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI hoặc các chẩn đoán hình ảnh não hay cột sống khác có thể cho thấy những dấu hiệu của sự thoái hóa tế bào thần kinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp MRI để tìm các nguyên nhân khác của các triệu chứng như các bất thường về cấu trúc, đa xơ cứng hoặc khối u tủy sống. Điện cơ (EMG). Đo diện cơ là cách bác sĩ đưa một kim điện cực qua da vào các cơ khác nhau. Thử nghiệm này dùng để đánh giá các hoạt động điện của các cơ khi chúng co và giãn. Xét nghiệm này có thể đánh giá sự tham gia của các nơron vận động thấp hơn để phân biệt giữa xơ cứng bên nguyên phát và xơ cứng teo cơ một bên. Các thử nghiệm dẫn truyền thần kinh. Những thử nghiệm này sử dụng một dòng điện với hiệu điện thế thấp để kiểm tra và đo lường khả năng truyền xung điện của các dây thần kinh đến cơ bắp ở những vùng khác nhau của cơ thể. Xét nghiệm này có thể xác định các tổn thương dây thần kinh. Chọc dịch não tủy. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một kim mỏng và rỗng để lấy một lượng dịch não tủy (dịch bao xung quanh não và tủy sống) từ bên trong ống cột sống để làm mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiêm dịch não tủy có thể giúp loại trừ bệnh đa xơ cứng, nhiễm trùng và các tình trạng khác.

Sau khi đã loại trừ các bệnh khác, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ xơ cứng bên nguyên phát.

Đôi khi bác sĩ chờ 3-4 năm trước khi đưa ra chẩn đoán, bởi vì teo cơ xơ cứng cột bên (ALS) ban đầu có thể giống như xơ cứng bên nguyên phát cho đến khi các triệu chứng khác xuất hiện sau một vài năm. Bạn có thể được yêu cầu quay trở lại để làm lại thử nghiệm điện cơ sau 3-4 năm trước khi chẩn đoán bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xơ cứng bên nguyên phát?

Điều trị xơ cứng bên nguyên phát tập trung vào việc giảm các triệu chứng và bảo tồn các chức năng. Không có phương pháp điều trị để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc đảo ngược bệnh xơ cứng bên nguyên phát. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Thuốc. Bác sĩ có thể kê toa thuốc đường uống để giảm co thắt cơ bắp (co cứng) như baclofen, TIZANIDINE (Zanaflex) hoặc clonazepam (Klonopin). Nếu co cứng không thể kiểm soát bằng thuốc uống, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cấy một máy bơm thuốc để cung cấp baclofen trực tiếp vào dịch não tủy (bơm baclofen vào dịch não tủy). Nếu bạn bị trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm. Amitriptyline và các loại thuốc khác giúp giảm vấn đề chảy nước dãi. Vật lý trị liệu. Các bài tập kéo giãn và tăng sức cơ có thể giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt, phạm vi chuyển động và ngăn ngừa cứng khớp. Miếng dán nhiệt có thể giúp giảm các triệu chứng như đau cơ bắp. Ngôn ngữ trị liệu. Nếu cơ mặt của bạn bị ảnh hưởng bởi xơ cứng bên nguyên phát, ngôn ngữ trị liệu có thể giúp bạn bù đắp cho vấn đề phát âm và vân động cơ mặt. Các thiết bị hỗ trợ. Bạn có thể được đánh giá định kỳ với các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc nghề nghiệp để xác định xem bạn có cần các dụng cụ hỗ trợ như gậy chống, khung tập đi hoặc xe lăn khi bệnh tiến triển.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý xơ cứng bên nguyên phát?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với xơ cứng bên nguyên phát:

Duy trì các hoạt động. Hãy tiếp tục các chương trình hoạt động hoặc tập thể dục miễn là bạn thấy thoải mái và an toàn. Giữ cơ thể năng động có thể giúp bạn duy trì các chức năng hiện tại và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hãy chắc chắn bạn luôn an toàn và luôn nhớ rằng các cơ bắp suy yếu làm tăng nguy cơ vấp ngã. Chế độ ăn uống lành mạnh. Xơ cứng bên nguyên phát có thể làm giảm mức độ hoạt động. Do vậy, bạn hãy bảo đảm có một chế độ ăn uống dinh dưỡng để tránh tăng cân quá mức và áp lực gia tăng đối với các khớp xương.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh xơ cứng bên nguyên phát, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM