Bệnh sa sút trí tuệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sa sút trí tuệ có liên quan đến một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng về trí nhớ, suy nghĩ và ngôn ngữ. Tuy nhiên, mất trí nhớ không đồng nghĩa với việc bị sa sút trí tuệ bởi vì có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra sa sút trí tuệ. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh sa sút trí tuệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Sa sút trí tuệ có liên quan đến một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng về trí nhớ, suy nghĩ và ngôn ngữ. Tuy nhiên, mất trí nhớ không đồng nghĩa với việc bị sa sút trí tuệ bởi vì có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra sa sút trí tuệ.

2. Triệu chứng thường gặp

Sau đây là những triệu chứng thường gặp:

Mất trí nhớ; Khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp và thực hiện những hoạt động thường ngày; Lẫn lộn về thời gian và địa điểm; Gặp khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng; Đặt đồ vật không đúng chỗ; Đột ngột thay đổi hành vi, tính cách và cảm xúc; Mất tính chủ động và thờ ơ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu như bạn có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào kể trên hay có bất cứ vấn đề nào về trí nhớ, hãy khám bác sĩ ngay. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sa sút trí tuệ do tổn thương tế bào não gây ra. Việc này làm gián đoạn quá trình truyền thông tin giữa các tế bào với nhau, do đó ảnh hưởng lên hành vi và cảm xúc.

Hầu hết những tổn thương não trong sa sút trí tuệ là vĩnh viễn và trở nên tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, một số tình trạng sau được cho là có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và cảm xúc. Sa sút trí tuệ có thể cải thiện khi những tình trạng này được điều trị:

Trầm cảm; Tác dụng phụ của thuốc; Lạm dụng rượu; Bệnh tuyến giáp; Thiếu vitamin.

4. Nguy cơ mắc phải

Căn bệnh này ảnh hưởng hầu hết ở những người trong độ tuổi từ 65 trở lên. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm những yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nguy cơ không thay đổi được:

Tuổi tác: bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu đã trên 65 tuổi. Tuy nhiên, sa sút trí tuệ không phải là quá trình bình thường của lão hóa, do đó người trẻ vẫn có thể mắc phải bệnh này; Tiền căn gia đình: nhiều người có người thân bị sa sút trí tuệ nhưng lại không mắc bệnh và cũng có người mắc bệnh mặc dù không có tiền căn gia đình bị sa sút trí tuệ. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định bạn có đột biến gen hay không; Hội chứng Down: nhiều người bị hội chứng Down khởi bệnh sớm ở tuổi trung niên; Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: gồm những vấn đề về trí nhớ nhưng không mất đi chức năng sinh hoạt hàng ngày. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh sa sút trí tuệ.

Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

Lạm dụng rượu nặng: nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn; Yếu tố nguy cơ tim mạch: gồm tăng huyết áp, cholesterol máu cao, xơ vữa mạch máu và béo phì; Trầm cảm: đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh; Đái tháo đường: nếu bạn bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt khi kiểm soát đường huyết không tốt; Hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và các bệnh lí khác (như các bệnh về mạch máu); Ngưng thở khi ngủ: ngáy và ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên có thể có sự mất trí nhớ nghịch (quên sự kiện mới trước, quên sự kiện cũ sau).

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sa sút trí tuệ?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ:

Bệnh sử: bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền căn gia đình có sa sút trí tuệ không, bệnh lý sẵn có, bệnh mạn tính, chấn thương và phẫu thuật cũng như thuốc đã dùng từ trước đến nay để xác định nguyên nhân có thể gây ra sa sút trí tuệ. Khám lâm sàng: khám thị lực và thính lực, đo huyết áp, mạch, hay khám để chẩn đoán các bệnh cấp tính hay mạn tính khác. Xét nghiệm: xét nghiệm máu, điện não đồ hay chụp cắt lớp CT não sẽ được thực hiện tùy thuộc vào bệnh sử và triệu chứng. Khám thần kinh: xác định vấn đề của não và thần kinh. Giúp phát hiện những vấn đề về hệ thống thần kinh có thể gây ra bất thường về suy nghĩ và hành vi. Bài kiểm tra về tâm thần kinh: sử dụng một số bài kiểm tra đơn giản hay dùng bảng câu hỏi. Ví dụ, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân lặp lại một số từ hay gọi tên đồ vật, giúp phát hiện vấn đề bạn mắc phải, theo dõi tình trạng bệnh và đánh giá phần chưa bị ảnh hưởng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sa sút trí tuệ?

Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp:

Thuốc: Thuốc kháng cholinesterase: donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon) và galantamine (Razadyne). Memantine: trong một số trường hợp, thuốc này được sử dụng giống như thuốc kháng cholinesterase. Một vài loại khác. Điều trị không dùng thuốc: trị liệu chức kiểm soát hành vi và giảm lú lẫn. năng, thay đổi môi trường và công việc có thể giúp bạn Liệu pháp thư giãn như nghe nhạc, nuôi thú cưng, nghệ thuật hay massage giúp cải thiện tâm trạng và hành vi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Giao tiếp với mọi người: hãy thử giao tiếp bằng mắt và phát âm một cách chậm rãi khi nói chuyện. Bạn cũng có thể dùng ngôn ngữ cơ thể đơn giản và ra dấu khi nói về ý kiến của mình. Tập thể dục: giúp bạn tăng cường sức khỏe cũng như bảo vệ não, đặc biệt là khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Duy trì lối sống cân bằng: khuyến khích những hoạt động thực hiện cùng với người khác hằng ngày như khiêu vũ, vẽ, nấu ăn, hát hay bất cứ gì mà bạn thích. Ngủ đủ giấc: hạn chế caffein, ngủ trưa ít lại và vận động nhiều hơn trong ngày, tránh xa tiếng ồn để ngủ đủ giấc khoảng 7-8 tiếng. Lên lịch cho bản thân: điều này sẽ giúp nhắc nhở bạn về những sự kiện sắp tới, thói quen hay lịch uống thuốc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Sa sút trí tuệ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:13/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM