Hội chứng đường hầm cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa gây ra. Tình trạng này có thể gây cản trở đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vậy hội chứng ống cổ tay là gì? Các cách điều trị hội chứng ống cố tay là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Hội chứng đường hầm cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay, hay còn gọi hội chứng đường hầm cổ tay, là tình trạng gây tê, ngứa hoặc yếu ở bàn tay và cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây thần kinh này thường giúp bạn có thể cảm giác được ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út. Ngón tay út thường không bị kiểm soát bởi dây thần kinh giữa.

2. Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay là gì?

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ từ, gồm:

Ngứa hoặc tê. Bạn có thể nhận thấy ngón tay hoặc bàn tay ngứa ran và tê. Bạn cũng có thể cảm thấy một cảm giác như một cú sốc điện ở những ngón tay này. Cảm giác này có thể lan từ cổ tay lên cánh tay. Những triệu chứng bệnh thường xảy ra khi bạn lái xe, dùng điện thoại, đọc báo hoặc trong khi ngủ. Nhiều người thường lắc cổ tay để cố gắng làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cảm giác tê thường không đổi theo thời gian. Yếu. Tay bạn có thể trở nên yếu và không thể cầm nắm đồ vật. Điều này có thể là do tình trạng tê ở tay hoặc yếu cơ ngón tay cái.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ của bạn. Tình trạng tổn thương cơ và dây thần kinh vĩnh viễn có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hội chứng này.

3. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay là gì?

Cơn đau trong ống cổ tay là do áp lực quá mức ở cổ tay và dây thần kinh giữa.

Viêm có thể gây sưng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm do một bệnh tiềm ẩn gây sưng ở cổ tay và đôi khi dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu. Một số tình trạng sức khỏe thường gặp nhất liên quan đến hội chứng ống cổ tay là:

Bệnh tiểu đường ;

  • Rối loạn chức năng tuyến giáp ;
  • Ứ nước do mang thai hoặc mãn kinh ;
  • Tăng huyết áp ;
  • Rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp ;
  • Gãy xương hoặc chấn thương cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay có thể trở nên tồi tệ hơn nếu cổ tay thường xuyên bị căng quá mức. Chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay cũng góp phần làm sưng và chèn ép dây thần kinh giữa, chẳng hạn như:

  • Sử dụng chuột máy tính trong thời gian dài ;
  • Chơi piano hoặc gõ trống.

4. Những ai có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay?

Những người có các hoạt động sử dụng cổ tay và ngón tay lặp đi lặp lại sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này. Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, như:

  • Di truyền;
  • Mang thai;
  • Chạy thận nhân tạo ;
  • Biến dạng cổ tay và bàn tay ;
  • Các bệnh về khớp, như viêm khớp dạng thấp hoặc gout ;
  • Mất cân bằng hormone tuyến giáp (suy giáp) ;
  • Bệnh tiểu đường ;
  • Nghiện rượu ;
  • Khối u trong ống cổ tay;
  • Người lớn tuổi;
  • Lắng đọng Amyloid (protein bất thường).

Ngoài ra, hội chứng ống cổ tay cũng phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Các phương pháp giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay là gì?

Bác sĩ có thể hỏi bạn về các triệu chứng bệnh và cho làm một số kiểm tra sau:

Kiểm tra dấu hiệu bệnh. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng bạn đang có, chẳng hạn như ngón tay không có cảm giác. Kiểm tra thể chất. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng cảm giác của các ngón tay, cũng như sức mạnh của cơ ngón tay. Chụp X-quang cổ tay bị ảnh hưởng có thể loại bỏ các nguyên nhân khác gây bệnh, ví dụ như viêm khớp hoặc gãy xương. Tuy nhiên, X-quang lại không giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay. Điện cơ đồ có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương của các cơ do dây thần kinh giữa điều khiển và cũng loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh giúp chẩn đoán bệnh và loại trừ các nguyên nhân khác.

5. Các cách điều trị hội chứng ống cổ tay là gì?

Đôi khi, tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị, chẳng hạn như do mang thai. Đối với các trường hợp khác, việc điều trị sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các triệu chứng. Một số phương pháp cũng có thể giúp kiểm soát bệnh mà không cần làm phẫu thuật hội chứng ống cổ tay:

Dùng đai nẹp cố định cổ tay. Đai nẹp sẽ giúp giữ cổ tay thẳng, do đó giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Bạn nên đeo đai nẹp vào buổi tối trong khi ngủ và cần dùng ít nhất 4 tuần để thấy cải thiện. Hạn chế hoặc tránh các nguyên nhân gây đau cổ tay Dùng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Điều trị các bệnh nền khác, như viêm khớp, tiểu đường Tiêm steroid vào khu vực cổ tay để giảm viêm Thực hiện các bài tập cho cổ tay

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay chỉ được đề xuất nếu các dây thần kinh giữa bị tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ dải mô đi qua dây thần kinh giữa để giảm bớt áp lực lên đây.

Thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, thời gian kéo dài triệu chứng, bệnh tiểu đường và yếu cơ. Trong hầu hết trường hợp, phẫu thuật thường thành công.

6. Các phương pháp giúp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay là gì?

Thực tế, không có cách nào có thể phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, nhưng một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, như:

  • Thường xuyên nghỉ giải lao trong khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại ;
  • Tránh bẻ cổ tay lên hay xuống quá mức, hãy để nó ở một vị trí thoải mái nhất.
  • Duy trì tư thế đúng. Tư thế sai có thể khiến vai đẩy về phía trước, cổ và cơ vai rụt lại, gây chèn ép dây thần kinh ở cổ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay, bàn tay và làm bạn đau cổ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng ống cổ tay, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:16/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM