Bệnh uốn ván - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh. Đây là bệnh do một loại vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn uốn ván này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Bệnh uốn ván - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh. Đây là bệnh do một loại vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới và chủ yếu được tìm thấy trong đất. Vi khuẩn uốn ván này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong, khi cơ hô hấp ngưng hoạt động. Các loại uốn ván bao gồm uốn ván toàn thân, cục bộ và sơ sinh (trẻ sơ sinh). Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin uốn ván ngăn ngừa.

2. Triệu chứng thường gặp

Uốn ván toàn thân là loại phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân. Bệnh có thể nhẹ (cơ co cứng với vài cơn co giật), vừa (cứng hàm và khó nuốt) hoặc nặng (co giật dữ dội hoặc ngưng thở).

Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương.

Có thể có các dấu hiệu uốn ván và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn bị thương, nếu vết thương bị lấm bẩn và sâu, bám đất hoặc phân động vật, bạn nên gặp bác sĩ để được chích ngừa uốn ván nếu trong vòng 5 năm bạn vẫn chưa được tiêm nhắc lại, hoặc không chắc lần cuối cùng bạn tiêm là cách đây bao lâu. Ngoài ra, gặp bác sĩ để được tiêm uốn ván nếu trong vòng 10 năm vẫn chưa được chích vắc xin uốn ván.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng vết thương, thường là vết thương hở, với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Bào tử xâm nhập vào vết thương trên da, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não. Độc tố ngăn chặn những tín hiệu hóa học từ não và tủy sống đến cơ. Cơ sẽ bị co giật nặng, bạn có thể ngừng thở và tử vong. Uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh.

4. Nguy cơ mắc phải

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván, bao gồm:

  • Thiếu hệ miễn dịch – hệ miễn dịch không nhận được thuốc tiêm phòng kịp thời để chống lại bệnh uốn ván;
  • Vết thương đau buốt do bào tử uốn ván;
  • Sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm bệnh khác;
  • Mô bị tổn thương;
  • Tình trạng sưng tấy xung quanh vết thương.

Những vết thương sau có thể gây ra uốn ván:

  • Vết thương hở, bao gồm xăm mình, xỏ khuyên, vết tiêm;
  • Vết thương do đạn bắn;
  • Gãy xương hở;
  • Bỏng;
  • Vết thương do phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng tai;
  • Vết cắn của động vật;
  • Vết loét bị nhiễm trùng ở chân.

5. Điều trị hiệu quả

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh uốn ván?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bạn, bao gồm:

  • Tất cả các vết thương phải được rửa sạch và loại bỏ mô chết.Dùng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn;
  • Bạn sẽ được tiêm phòng loại thuốc kháng độc được gọi là globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc;
  • Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật;
  • Nếu bạn bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ, bạn có thể cần máy thở;
  • Bệnh uốn ván có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất 4 tháng. Vật lý trị liệu sẽ giúp cơ khỏe mạnh lại.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh uốn ván?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván qua khám sức khỏe, đặc biệt là khám cơ bắp và thần kinh. Bác sĩ có thể cọ xát một miếng gạc trên vết thương của bạn, lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm, để tìm ra khuẩn uốn ván. Bác sĩ có thể thực hiện cả việc xét nghiệm máu cho bạn. Chẩn đoán bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh được dựa vào triệu chứng của trẻ.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh uốn ván:

  • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị thương và không biết bạn có cần tiêm vắc xin bệnh uốn ván hay không;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị co giật cơ, khó nuốt hoặc khó thở;
  • Nên tiêm vắc xin cho con bạn; bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Người lớn nên tiêm phòng sau 10 năm. Nếu đang mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Uốn ván, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM