Hội chứng khóa trong - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng khóa trong là một tình trạng thần kinh, trong đó người bệnh vẫn tỉnh táo, có ý thức nhưng cơ thể bị tê liệt hoàn toàn và không biểu lộ được nét mặt hoặc các chuyển động cơ bắp như cử động chân tay, nuốt, nói hoặc thở. Vậy nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng khóa trong - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng khóa trong là gì?

Hội chứng khóa trong là một tình trạng thần kinh, trong đó người bệnh vẫn tỉnh táo, có ý thức nhưng cơ thể bị tê liệt hoàn toàn và không biểu lộ được nét mặt hoặc các chuyển động cơ bắp như cử động chân tay, nuốt, nói hoặc thở.

Người mắc hội chứng khóa trong vẫn có khả năng nhìn (chuyển động mắt dọc), nghe, có khả năng trí tuệ và lý luận thông thường nhưng không thể giao tiếp.

Hội chứng khóa trong được gọi với thuật ngữ khác là ngắt kết nối não thất, tình trạng liệt dây thần kinh vận động, hôn mê giả và hội chứng bụng cầu não.

Mức độ phổ biến của hội chứng khóa trong

Hội chứng khóa trong là một rối loạn thần kinh hiếm gặp, ảnh hưởng đến nam và nữ với số lượng bằng nhau. Hội chứng khóa trong có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi kể cả trẻ em, nhưng thường thấy nhất ở những người trưởng thành có nhiều rủi ro bị đột quỵ và chảy máu não hơn.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng bị khóa trong là gì?

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng khóa trong là:

  • Liệt tứ chi và liệt toàn thân ngoại trừ chuyển động và nhấp nháy mắt;
  • Tình trạng giống hôn mê (hôn mê giả), người bệnh chỉ có thể phản ứng hoặc giao tiếp với người khác bằng chuyển động mắt ;
  • Không phản ứng với kích thích đau đớn (không có khả năng tránh né khi bị các kích thích đau đớn);
  • Không cử động được mắt theo chiều ngang;
  • Không thể chủ động nhai thức ăn, nuốt, thở, nói chuyện hoặc tự vận động cơ bắp;
  • Phải dựa vào người chăm sóc với hầu hết các chức năng cơ bản (như chuyển động cơ thể và vệ sinh).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng khóa trong?

Hội chứng khóa trong thường gây ra do tổn thương đến một phần cụ thể của bộ não được gọi là cầu não. Cầu não chứa các dây thần kinh quan trọng giữa não, tủy sống và tiểu não. Trong hội chứng khóa trong, có một sự gián đoạn tất cả các sợi vận động chạy từ chất xám trong não qua tủy sống đến các cơ bắp của cơ thể và đồng thời gây tổn thương cho các trung tâm não bộ quan trọng trong việc kiểm soát cơ và phát âm.

Sự tổn thương các cầu não thường là kết quả của sự mất mô do thiếu lưu lượng máu (nhồi máu) hoặc chảy máu (xuất huyết) – chấn thương ít thường xuyên hơn. Nhồi máu có thể do nhiều tình trạng khác nhau như cục máu đông (huyết khối) hoặc đột quỵ gây ra. Các tình trạng khác có thể gây ra hội chứng khóa trong bao gồm nhiễm trùng ở một số phần của não, khối u, mất lớp bảo vệ (myelin) bao quanh các tế bào thần kinh, viêm đa dây thần kinh và một số rối loạn như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng khóa trong?

Đối với hội chứng khóa trong, ban đầu bác sĩ có thể khó chẩn đoán ở một số bệnh nhân vì một số người có thể bị hôn mê trong một thời gian và sau đó phát triển hội chứng khóa trong. Một số bệnh nhân khởi phát đột quỵ có thể giống như những người mắc hội chứng khóa trong. Chẩn đoán có thể bị bỏ qua nếu những bệnh nhân không có phản ứng không được đánh giá chuyển động mắt.

Hội chứng khóa trong có thể được phát hiện bằng hình ảnh chụp MRI, cho thấy tổn thương ở khu vực não cụ thể. Ngoài ra, chụp PET và SPECT não có thể đánh giá thêm sự bất thường của người bệnh. Khoảng một nửa trong số người bị hội chứng khóa trong được phát hiện (được chẩn đoán) bởi các thành viên trong gia đình.

Những phương pháp nào dùng để điều tri hội chứng khóa trong?

Không có cách điều trị cụ thể cho người mắc hội chứng khóa trong. Chăm sóc hỗ trợ là cách điều trị chính cho hội chứng này. Chăm sóc hỗ trợ bao gồm những điều sau đây:

  • Hỗ trợ hô hấp;
  • Chế độ dinh dưỡng tốt;
  • Ngăn ngừa các biến chứng do nằm bất động như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và hình thành cục máu đông;
  • Ngăn ngừa loét do nằm ;
  • Vật lý trị liệu để ngăn ngừa co thắt ;
  • Trị liệu ngôn ngữ giúp phát triển giao tiếp qua chớp mắt và/hoặc chuyển động mắt dọc;
  • Có thể kết nối với thiết bị máy tính điều khiển liên quan đến chuyển động mắt của bệnh nhân;
  • Điều trị các nguyên nhân cơ bản như thu hẹp một khối u hoặc nhanh chóng điều trị quá liều thuốc có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng khóa trong?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng khóa trong:

Để ngăn ngừa các chứng co thắt, các chuyên gia trị liệu vật lý nhẹ nhàng di chuyển khớp của bạn theo mọi hướng (các bài tập chuyển động thụ động) hoặc đeo nẹp khớp ở một số vị trí nhất định. Ngăn ngừa cục máu đông bao gồm sử dụng thuốc và băng nén hoặc nâng cao chân. Di chuyển các chi trong các bài tập chuyển động thụ động cũng có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông. Do người bệnh tiểu tiện tự động nên cần cẩn thận giữ cho làn da sạch sẽ và khô ráo. Nếu bàng quang không hoạt động và nước tiểu bị tích tụ lại, bạn cần dùng một ống thông được đặt trong bàng quang để thoát nước tiểu. Ống thông cần thường xuyên được làm sạch kỹ càng và kiểm tra để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Lở loét có thể được ngăn ngừa bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho người bệnh và đặt đệm bảo vệ dưới các bộ phận của cơ thể nơi tiếp xúc với giường, như gót chân, để bảo vệ chúng.

Những người bị hội chứng khóa trong có thể học cách giao tiếp bằng cách sử dụng một thiết bị đầu vào máy tính được điều khiển bằng chuyển động của mắt. Các thiết bị khác có thể đọc khi người bệnh khụt khịt mũi nhẹ. Các thiết bị này cũng có thể được kết nối với máy tính và sử dụng để giao tiếp. Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp người bệnh phát triển mã giao tiếp bằng cách nhấp nháy mắt hoặc khụt khịt mũi. Nếu người bệnh phục hồi và chuyển động được một phần khác của cơ thể (như ngón cái hoặc cổ), họ có thể giao tiếp theo những cách khác.

Tuy nhiên, những phương pháp này chậm và có thể làm bạn chán. Vì vậy, các phương pháp khác đang được phát triển bằng cách sử dụng các điện cực được gắn vào da đầu hoặc cấy ghép trong não. Các điện cực có thể phát hiện các tín hiệu điện được tạo ra bởi các tế bào thần kinh, các tín hiệu này được gửi tới máy tính và xử lý. Chúng có thể được sử dụng để di chuyển con trỏ trên màn hình máy tính, vận hành cánh tay robot và tạo ra bài phát biểu do máy tính tạo ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng khóa trong sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM