Bệnh giãn não thất - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Giãn não thất là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi dịch não tủy bị tắc nghẽn, tích tụ quá nhiều trong não trẻ. Cùng eLib tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này nhé!

Bệnh giãn não thất - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Giãn não thất là gì?

Hai cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương là não và tủy sống. Xung quanh não và tủy sống là dịch não tủy. Dịch não tủy này cũng có ở hệ thống các mạch mạc não, lỗ, kênh và não thất.

Giãn não thất xảy ra khi tình trạng dịch não tủy bị tắc nghẽn, tích tụ quá nhiều trong não của trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện sớm trong thai kỳ và có thể được phát hiện khi siêu âm vào tam cá nguyệt thứ hai.

Giãn não thất là một tình trạng hiếm gặp. Cứ 1000 trẻ sơ sinh sẽ có 1 trẻ mắc phải vấn đề này. Thông thường, tình trạng này không cần điều trị nếu nó không gây não úng thủy.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng giãn não thất là gì?

Trẻ sơ sinh mắc giãn não thất nhẹ thường không có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển, trẻ sẽ có các triệu chứng não úng thủy, chẳng hạn như:

Đầu to bất thường Kích thước đầu tăng nhanh Cực kì buồn ngủ Nôn mửa Co giật không rõ lí do Chán ăn

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân giãn não thất là gì?

Bác sĩ thường phát hiện giãn não thất khi khám thai cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai. Mặc dù không rõ nguyên nhân giãn não thất, nhưng một số yếu tố có thể góp làm gây giãn não thất như:

Một vấn đề sức khỏe ngăn dịch não tủy lưu thông và được hấp thụ bình thường, khiến dịch tích tụ dần trong não thất – não úng thủy. Sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy Khiếm khuyết trong quá trình phát triển não Tổn thương hoặc mất mô não

Giãn não thất thường xảy ra tự phát, nghĩa là trẻ có thể không bị di truyền bệnh từ bố mẹ. Tuy nhiên, bệnh đầu to lành tính và não úng thủy thường có xu hướng di truyền. Não úng thủy bẩm sinh cũng có thể liên quan đến các bất thường khác trong não hoặc các tình trạng khác như tật nứt đốt sống hoặc khuyết tật tim.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán giãn não thất?

Thông thường, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán sớm giãn não thất khi siêu âm cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ thai, khoảng tuần thứ 15.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI ở tuần thai 35 để họ có thể phát hiện thêm bất kỳ bất thường nào ở não thai nhi. Một số phương pháp khác cũng được bác sĩ đề xuất như:

Xét nghiệm máu ở mẹ bầu trong trường hợp thai nhi xuất huyết não Xét nghiệm nhiễm trùng Torch nhằm tìm kháng thể với bệnh truyền nhiễm trong bảng Torch

Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thai nhi bình thường nếu:

Tâm thất của trẻ chỉ mở rộng nhẹ Không có bất thường khác ở não Kết quả di truyền bình thường

Những phương pháp nào giúp điều trị giãn não thất?

Thực tế, bác sĩ chỉ điều trị giãn não thất nếu bệnh tiến triển thành não úng thủy. Các phương pháp điều trị lúc này bao gồm:

Đặt Shunt não thất

Đây là loại phẫu thuật giúp điều trị dịch não tủy dư thừa trong não. Trẻ sẽ được gây mê khi thực hiện thủ thuật này. Tuy nhiên, đặt Shunt não thất có thể gây ra một số rủi ro như:

Phản ứng với thuốc mê Khó thở Thay đổi về huyết áp hoặc nhịp thở Chảy máu Nhiễm trùng Cục máu đông hoặc chảy máu trong não Sưng não Rò rỉ dịch não tủy dưới da Tổn thương mô não Co giật

Phẫu thuật nội soi thất thứ ba

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở não thất thứ ba để giúp dịch não tủy chảy ra khỏi não.

Bác sĩ thường chỉ định loại phẫu thuật này nếu trẻ có:

Não úng thủy tắc nghẽn Tụ máu dưới màng cứng sau khi đặt Shunt Nhiễm trùng hệ thống Shunt Hội chứng não thất hình khe

5. Kiểm soát giãn não thất

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi bị giãn não thất?

Không có phương pháp điều trị giãn não thất cho mẹ bầu. Việc điều trị sau sinh chủ yếu giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần được làm các xét nghiệm chi tiết (siêu âm, chọc ối và MRI) trong khi mang thai để xác định xem thai nhi có mắc các vấn đề khác không.

Nếu phát hiện bất kì khiếm khuyết nghiêm trọng nào, bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giãn não thất, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh, đồng thời có chế độ sinh hoạt phù hợp để kiểm soát tốt căn bệnh này!

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM