Bệnh liệt Bell - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Liệt Bell là tình trạng liệt dây thần kinh ở mặt, là chứng viêm và sưng dây thần kinh điều khiển các cơ bắp ở một bên mặt, khiến người bệnh bị méo một bên khuôn mặt. Bệnh liệt mặt còn có tên gọi khác là bại liệt khuôn mặt. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh liệt Bell - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên) là bệnh gì?

Liệt Bell, hay còn gọi liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt hoặc liệt mặt ngoại biên, là tình trạng liệt dây thần kinh ở mặt, là chứng viêm và sưng dây thần kinh điều khiển các cơ bắp ở một bên mặt, khiến người bệnh bị méo một bên khuôn mặt. Bệnh liệt mặt còn có tên gọi khác là bại liệt khuôn mặt.

Những ai thường mắc phải liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên)?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 15-45. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên) là gì?

Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra một cách đột ngột, các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Chảy nước dãi; Nhạy cảm với tiếng ồn; Đau ở hàm hoặc sau tai; Nhức đầu; Giảm vị giác; Khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc trên gương mặt, thậm chí gặp khó khăn khi nhắm mắt hoặc khi cười; Bị tê liệt nhẹ hoàn toàn hoặc một bên khuôn mặt. Thông thường, triệu chứng này có thể kéo dài vài giờ, thậm chí có thể đến vài ngày.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu:

Có các triệu chứng đã được nêu trên; Bạn bị ù tai, chóng mặt hoặc không nghe được; Các bộ phận trên cơ thể cũng bị yếu hoặc tê liệt; Mắt đỏ, đau, kích ứng, hay chảy nước mắt liên tục không dừng được; Gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên) là gì?

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy bệnh thường liên quan đến hiện tượng phơi nhiễm virus. Một số loại virus có khả năng gây ra tê liệt mặt bao gồm:

Mụn giộp sinh dục (Herpes simplex); Bệnh thủy đậu và bệnh zona (Herpes zoster); Bạch cầu đơn nhân (Epstein-Barr); Các bệnh về đường hô hấp (Adenovirus); Sởi Đức (Rubella); Quai bị (Quai bị virus); Cúm (Cúm B); Bệnh tay chân miệng (Coxsackievirus).

Khi bị nhiễm virus, các dây thần kinh tại cơ mặt người bệnh bị viêm và sưng lên gây tê liệt hoàn toàn hoặc một bên mặt.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh liệt mặt ngoại biên như:

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở ba tháng cuối thai kỳ hoặc trong tuần đầu tiên sau khi sanh; Bị nhiễm trùng hô hấp như cúm hay cảm lạnh; Tiểu đường; Có tiền sử gia đình bị liệt mặt.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên)?

Với các triệu chứng nhẹ, hầu hết những người bệnh sẽ khá hơn mà không cần thuốc.

Với các triệu chứng nghiêm trọng, thuốc có thể sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc (ví dụ thuộc nhóm corticosteroid) được sử dụng để giảm viêm (sưng) trong các dây thần kinh.

Ngoài ra ở một số trường hợp hiếm gặp, những bệnh nhân không hồi phục hoàn toàn sẽ phải nhờ đến phẫu thuật để làm giảm áp lực lên các dây thần kinh mặt hoặc cải thiện cử động mặt.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên)?

Bác sĩ xem xét bệnh sử và kiểm tra tai, mũi và miệng. Bác sĩ sẽ chụp CT hoặc MRI não, kèm theo xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân của chứng liệt dây thần kinh mặt. Bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm chuyên biệt như điện cơ ký (EMG) để nghiên cứu cách thức hoạt động thần kinh và dự đoán cơ hội phục hồi của người bệnh.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt Bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh liệt mặt:

Làm theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo quy định; Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang mắc phải một loại bệnh khác, đặc biệt là bệnh tiểu đường; Nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng; Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn gần đây có tiêm vắc xin nào hay không.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh liệt Bell, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM