Bệnh chấn động não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chấn động não là tổn thương não, gây ra do tác nhân vật lý bên ngoài như cú đập vào đầu hoặc đập đầu vào một vật khác. Đây là một dạng nhẹ của chấn thương sọ não, không gây tổn thương hộp sọ và có thể hồi phục chức năng não nhanh hơn chấn thương sọ não. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh chấn động não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chấn động não là bệnh gì?

Chấn động não là tổn thương não, gây ra do tác nhân vật lý bên ngoài như cú đập vào đầu hoặc đập đầu vào một vật khác. Chấn động não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc lú lẫn. Bệnh cũng có thể gây mất trí nhớ về các sự kiện ở thời điểm trước hoặc sau chấn thương. Đây là một dạng nhẹ của chấn thương sọ não, không gây tổn thương hộp sọ và có thể hồi phục chức năng não nhanh hơn chấn thương sọ não.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn động não là gì?

Các triệu chứng của chấn động não bao gồm:

Bất tỉnh tạm thời; Mất trí nhớ ngắn hạn; Chóng mặt; Nhức đầu; Lú lẫn; Không thể điều khiển cơ thể; Buồn nôn, nôn mửa; Không thể tập trung.

Các triệu chứng thường kéo dài nhiều giờ đến vài ngày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn thấy có các dấu hiệu hoặc triệu chứng như:

Không tỉnh táo và mất ý thức; Động kinh; Yếu cơ; Cử động mắt bất thường hoặc kích thước con ngươi không đồng nhất; Nôn mửa kéo dài; Gặp khó khăn hoặc không thể giữ cân bằng; Hôn mê.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chấn động não?

Sang chấn đầu và chấn động đột ngột của hộp sọ sẽ gây tổn thương não. Nếu hộp sọ cũng bị ảnh hưởng, bệnh lý này được gọi là chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn động dẫn đến chấn thương não thường là do:

Tai nạn xe; Tai nạn lao động; Tai nạn trong các môn thể thao như bóng đá và khúc côn cầu; Ngã đập đầu hoặc bị đánh vào đầu.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường hay mắc phải chấn động não?

Chấn động não rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh nhân chấn động não phần nhiều là các vận động viên những môn thể thao đối kháng như bóng bầu dục hoặc công nhân ở các công trường không đủ an toàn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn động não?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương não bao gồm:

Đã từng bị chấn động não trước kia; Lái xe máy hoặc mô tô không an toàn (lái xe trong tình trạng say rượu hoặc không có đồ bảo hộ); Tập luyện những môn thể thao mang nguy cơ chấn thương cao, ví dụ như bóng đá, đấm bốc và các môn thể thao khác. Nguy cơ chấn thương sẽ cao hơn khi bạn không mang những dụng cụ bảo vệ và thiếu sự giám sát.

Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn động não?

Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị chấn động não bằng cách kiểm tra thần kinh một cách chi tiết. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh để kiểm tra các triệu chứng như mất ý thức, mất trí nhớ hay lú lẫn sau chấn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp cắt lớp (CT) vùng đầu hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra tình trạng xuất huyết trong.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn động não?

Khi bị chấn thương não, người bệnh cần được nghỉ ngơi và theo dõi cẩn thận ở nhà. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như paracetamol để giúp người bệnh giảm đau đầu. Người bệnh không được tự ý mua thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen và aspirin vì thuốc kháng viêm có thể gây xuất huyết trong.

Nếu các triệu chứng của người bệnh không cải thiện hay tệ hơn, có thể người bệnh đã bị xuất huyết trong và não đã bị sưng, cần phải nhập viện để bác sĩ chữa trị và theo dõi.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn động não?

Những việc người bệnh nên làm để kiếm soát chấn động não bao gồm:

Sử dụng thuốc như paracetamol để giảm đau đầu. Chườm đá vào chỗ bị thương cũng có thể giúp giảm đau. Thực hiện chế độ ăn uống nhẹ. khi buồn nôn, người bệnh chỉ nên ăn từ từ thức ăn lỏng. Nghỉ ngơi cho đến khi người bệnh cảm thấy bình thường. Hãy hỏi bác sĩ khi nào người bệnh có thể trở lại làm việc hoặc có thể tập luyện. Gọi cho bác sĩ của người bệnh nếu tình trạng không cải thiện trong khoảng 24 giờ. Tránh chấn thương khác xảy ra. Chấn động não lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong vòng 3 tháng, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong. Người bệnh không chơi bóng đá, khúc côn cầu, đấm bốc hoặc luyện tập võ thuật trong ít nhất 3 tháng sau chấn thương.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chấn thương não, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:28/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM