Hội chứng phù não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phù não, hay còn gọi là sưng não, là một tình trạng đe dọa tính mạng khiến dịch phát triển trong não, gây tăng áp lực nội sọ não. Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy mà não nhận được, do đó hoạt động của não sẽ bị ảnh hưởng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Hội chứng phù não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phù não, hay còn gọi là sưng não, là một tình trạng đe dọa tính mạng khiến dịch phát triển trong não.

Dịch này làm tăng áp lực bên trong hộp sọ – thường được gọi là áp lực nội sọ (ICP). Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy mà não nhận được, do đó hoạt động của não sẽ bị ảnh hưởng.

Sưng là phản ứng cơ thể với chấn thương. Tình trạng này đôi khi có thể được điều trị bằng thuốc và nghỉ ngơi.

Thực tế, sưng não rất khó điều trị và cũng có thể gây ra thiệt hại không thể đảo ngược. Dấu hiệu sưng có thể xảy ra trên toàn bộ não hoặc ở một số khu vực nhất định. Nếu không được điều trị, phù não có thể gây tử vong.

2. Triệu chứng

Phù não có thể gây khó khăn cho các bác sĩ chẩn đoán nếu không có xét nghiệm thích hợp và đánh giá kỹ lưỡng.

Bác sĩ sẽ phải tìm một số triệu chứng sau chấn thương hoặc nhiễm trùng để chẩn đoán tình trạng sưng. Một số dấu hiệu của phù não bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Thiếu sự phối hợp giữa tay và chân;
  • Tê.

Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Thay đổi tâm trạng;
  • Mất trí nhớ;
  • Khó nói;
  • Không thể kiểm soát cơ thể;
  • Thay đổi trong ý thức;
  • Co giật;
  • Yếu đuối.

3. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây sưng não như:

Chấn thương sọ não (TBI) do một lực tác động vào hoặc té ngã có thể khiến não bị sưng lên. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị nứt hộp sọ và các mảnh của hộp sọ có thể làm vỡ các mạch máu trong não, gây sưng tại khu vực này. Đột quỵ. Một số trường hợp đột quỵ có thể gây sưng não, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ. Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ xảy ra khi có một cục máu đông gần não, ngăn não nhận máu và oxy. Điều này có thể khiến các tế bào não chết và não bị sưng lên do phản ứng với chấn thương. Nhiễm trùng. Một số vi khuẩn có thể gây ra các bệnh và rối loạn dẫn đến viêm và sưng não, đặc biệt là nếu những bệnh này không được điều trị. Khối u. Các khối u não có thể gây thêm áp lực cho các khu vực của não, dẫn đến tình trạng phù

Các nguyên nhân khác gây sưng não bao gồm:

  • Ở độ cao lớn (như đi máy bay);
  • Sử dụng thuốc gây nghiện;
  • Nhiễm virus;
  • Ngộ độc carbon monoxide;
  • Vết cắn từ động vật có độc, bò sát và một số động vật biển.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán phù não?

Thực tế, bác sĩ rất khó chẩn đoán phù não nếu không có xét nghiệm thích hợp. Việc chẩn đoán bệnh sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn và nguyên nhân cơ bản.

Một số xét nghiệm phổ biến bác sĩ sử dụng để chẩn đoán sưng não bao gồm:

  • Khám thực thể để phát hiện đau, khó chịu hoặc bất thường;
  •  CT scan để xác định vị trí sưng;
  • Chụp MRI để xác định vị trí sưng;
  • Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây sưng não.

Những phương pháp nào giúp điều trị phù não?

Sưng não có thể trở thành một tình trạng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Các lựa chọn điều trị thường giúp khôi phục lưu lượng máu và oxy đến não trong, đồng thời giảm sưng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ điều trị nguyên nhân cơ bản để ngăn chặn bất kỳ tổn thương nào ở não.

Các phương pháp điều trị phù não phổ biến gồm:

Thuốc

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân cơ bản, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn để giúp giảm sưng và ngăn ngừa cục máu đông.

Liệu pháp thẩm thấu bằng dung dịch ưu trương

Khi não sưng lên, dịch dư thừa sẽ tích tụ bên trong. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp thẩm thấu để dẫn lưu dịch ra khỏi não. Liệu pháp thẩm thấu cũng giúp cải thiện lưu thông máu. Điều này sẽ giúp giảm sưng và áp lực nội sọ.

Tăng thông khí

Một số bác sĩ có thể thực hiện giảm thông khí có kiểm soát để giúp hạ thấp áp lực nội sọ của người bệnh. Tăng thông khí khiến bạn thở ra nhiều hơn hít vào, làm giảm lượng carbon dioxide trong máu. Lưu lượng máu thích hợp trong não phụ thuộc vào carbon dioxide. Kiểm soát quá trình này làm giảm lưu lượng máu trong não và giảm áp lực nội sọ.

Hạ thân nhiệt

Một phương pháp điều trị khác là gây hạ thân nhiệt. Hạ nhiệt độ cơ thể sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất trong não và cũng có thể làm giảm sưng.

Mở thông não thất

Đây là một thủ thuật xâm lấn liên quan đến việc dẫn lưu dịch từ não. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trong hộp sọ và chèn ống dẫn lưu. Phương pháp này sẽ làm giảm áp lực nội sọ.

Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn của phù não, bạn có thể cần phẫu thuật để làm giảm áp lực nội sọ. Phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần của hộp sọ hoặc loại bỏ phần sưng, chẳng hạn như khối u.

5. Tiên lượng

Các vấn đề ở não có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và không thể đảo ngược. Tiên lượng bệnh có thể thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào vị trí chính xác và mức độ nghiêm trọng của tình trạng phù, cũng như mức độ nhanh chóng của việc điều trị.

Điều quan trọng là bạn phải đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu phù não. Bác sĩ sẽ có các biện pháp chữa trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Phù não, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM