Bệnh tăng áp lực nội sọ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tăng áp lực nội sọ (ICP) là một sự gia tăng áp lực xung quanh não bộ. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng là đau đầu, buồn nôn, ói mửa cùng nhiều triệu chứng khác. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh tăng áp lực nội sọ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tăng áp lực nội sọ (ICP) là sự gia tăng áp lực xung quanh não bộ. Nó có thể gây ra do sự gia tăng lượng chất lỏng xung quanh bộ não, ví dụ như gia tăng lượng dịch não tủy tự nhiên – vùng đệm của não, chảy máu vào trong não do chấn thương hoặc một khối u bị vỡ.

Tăng áp lực nội sọ cũng có thể do mô não tự sưng lên, do chấn thương hoặc do bệnh lý như chứng động kinh. Tăng áp lực nội sọ có thể là kết quả của một chấn thương não và nó cũng có thể gây ra chấn thương não.

Tăng áp lực nội sọ là một tình trạng đe dọa tính mạng. Một người có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ cần được đi cấp cứu ngay lập tức.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ phổ biến là:

Nhức đầu;

Buồn nôn;

Ói mửa;

Tăng huyết áp;

Giảm các khả năng về tinh thần;

Nhầm lẫn về thời gian, sau đó vị trí và những người xung quanh khi áp lực tăng xấu đi;

Nhìn đôi;

Con ngươi không đáp ứng với những thay đổi của ánh sáng;

Thở nông;

Co giật;

Mất ý thức;

Hôn mê.

Những dấu hiệu tăng áp lực nội sọ này có thể chỉ ra những tình trạng nghiêm trọng khác ngoài hội chứng như một cơn đột quỵ, một khối u não hoặc một chấn thương đầu gần đây.

Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ ở trẻ

Tăng áp lực nội sọ ở trẻ có thể là kết quả của chấn thương, như ngã khỏi giường hoặc có thể là một dấu hiệu của sự lạm dụng trẻ em được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ – tình trạng mà trẻ nhỏ bị đối xử thô bạo đến mức gây chấn thương não.

Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ ở trẻ bao gồm những dấu hiệu tương tự ở người lớn, cộng thêm một số dấu hiệu đặc trưng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do các tấm xương bao quanh sọ của trẻ nhỏ mềm hơn ở trẻ lớn và người lớn, chúng có thể di chuyển xa nhau ở trẻ sơ sinh bị tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này được gọi là tách đường nối hộp sọ. Tăng áp lực nội sọ cũng có thể gây thóp, chỗ mềm trên đỉnh đầu của trẻ, lồi ra ngoài.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Quá nhiều dịch não tủy (chất lỏng xung quanh bộ não và tủy sống) Chảy máu vào trong não Não sưng phù Phình mạch não Máu đọng lại ở một số vùng của não Các chấn thương vùng đầu Khối u não Nhiễm trùng như viêm não hay viêm màng não Não úng thủy Cao huyết áp Đột quỵ

4. Chẩn đoán & điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tăng áp lực nội sọ?

Để chẩn đoán bệnh , bác sĩ có thể thực hiện những việc sau:

Bệnh sử y tế và thăm khám lâm sàng bao gồm khám thần kinh để kiểm tra các giác quan, sự cân bằng và trạng thái tinh thần. Chọc dò tủy sống (còn gọi là chọc thắt lưng) để đo áp lực dịch não tủy. Chụp CT là chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn vàng, tạo ra một loạt các hình ảnh X-quang cắt ngang vùng đầu và não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) (sử dụng sau khi đã có các đánh giá sơ bộ) sử dụng từ trường để phát hiện những thay đổi tinh tế trong nhu mô não được hiển thị chi tiết hơn so với phim chụp X-quang hoặc CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng áp lực nội sọ?

Mục tiêu cấp bách nhất của điều trị tăng áp lực nội sọ là làm giảm áp lực bên trong hộp sọ. Mục tiêu tiếp theo là giải quyết các tình trạng cơ bản.

Phương pháp điều trị hiệu quả để giảm áp lực bao gồm dẫn lưu chất lỏng với một ống bắc cầu qua một lỗ nhỏ ở hộp sọ hoặc thông qua tủy sống. Các loại thuốc mannitol và muối ưu trương có thể làm giảm áp lực nội sọ. Chúng hoạt động bằng cách loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu bác sĩ lo lắng có thể làm áp lực nội sọ tồi tệ hơn do tăng huyết áp, các thuốc an thần có thể được sử dụng.

Các phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ ít phổ biến hơn bao gồm:

Loại bỏ một phần của hộp sọ Sử dụng thuốc gây mê Làm lạnh cơ thể hoặc làm giảm thân nhiệt

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn không thể ngăn chặn tăng áp lực nội sọ, nhưng có thể ngăn ngừa chấn thương sọ não. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe hoặc chơi các môn thể thao đối kháng. Đeo dây an toàn khi lái xe và giữ chỗ ngồi càng xa bảng điều khiển hoặc ghế trước mặt càng tốt. Luôn đặt trẻ vào ghế an toàn riêng cho trẻ em.

Ngã tại nhà là một nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não, đặc biệt với những người cao tuổi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giữ cho sàn nhà khô và gọn gàng. Nếu cần thiết, cài đặt tay vịn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Tăng áp lực nội sọ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM