Bài học Hóa 9
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Hóa học 9
2. Hướng dẫn học hiệu quả Hóa học 9
2.1. Xây dựng niềm say mê với môn hóa
2.2. Chuẩn bị đầy đủ các “công cụ” để học hóa
2.3. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học
2.4. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức
2.5. Học thuộc bảng tuần hoàn hóa học
1. Giới thiệu bài học Hóa học 9
Trên những kiến thức nền tảng từ lớp 8, hy vọng các em đã có niềm yêu thích đối với Hóa Học. Chương trình Hóa học lớp 9 dưới đây sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết sâu hơn về cấu tạo của vật chất xung quanh, ngoài ra còn có những biến đổi Hóa học và ứng dụng của chúng trong cuộc sống lao động, sản xuất hiện đại. Ở lớp 9, các em sẽ lần đầu được tiếp cận với chất hữu cơ, bao gồm các hiđrocacbon và dẫn xuất của chúng.
Nâng cao kiến thức về hợp chất vô cơ như Oxit, axit, bazơ, muối; bổ sung những khái niệm mới như kim loại, phi kim, hidrocacbon, và đặc biệt nhất chú trọng đến ứng dụng của sự ăn mòn kim loại, ứng dụng của phi kim trong công nghiệp, nhiên liệu,…
Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT Chuyên trên cả nước, eLib xin giới thiệu đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Hóa học 9 bao gồm 5 chương với 56 bài bên dưới đây. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả Hóa học 9
Khác với những môn học còn lại, môn Hóa học chỉ bắt đầu xuất hiện trong chương trình học từ lớp 8. Đến lớp 9 là năm thứ 2 các em học sinh được tiếp xúc với môn hóa và đây cũng được coi là môn “ác mộng” đối với không ít học sinh. Hóa học lớp 9 tuy không quá phức tạp nhưng lại rất quan trọng, kiến thức Hóa học cấp 2 là nền tảng cho các em học sinh học Hóa cấp 3. Tuy nhiên, môn học nào cũng có cái hay của nó và phương pháp học riêng. Nếu học sinh nắm vững được các phương pháp học thì sẽ dễ dàng học tốt môn Hóa. Vì vậy, sau đây eLib xin chia sẻ một số cách học tốt môn Hóa học lớp 9.
2.1. Xây dựng niềm say mê với môn hóa
Trong mọi môn học, nếu không có niềm say mê và yêu thích với môn học thì chắc chắn học sinh khó có thể vượt qua nó. Môn Hóa học cũng không ngoại lệ, học sinh mang cho mình tâm lý chán ghét, sợ hãi thì sẽ không thể học tốt được môn Hóa. Vì vậy các em học sinh hãy xây dựng cho bản thân lòng say mê môn Hóa học.
2.2. Chuẩn bị đầy đủ các “công cụ” để học hóa
Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. Đồng thời, để học được Hóa học sinh phải trang bị cho bản thân lượng kiến thức môn toán để giải quyết các bài tập Hóa học.
2.3. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học
Những kiến thức đề cập đến trong môn Hóa học lớp 9 đều rất mới lạ và thú vị. Đó là kiến thức về cấu tạo các chất có ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống, về các phản ứng cơ bản giữa các chất. Đây là điều mà các em học sinh chưa từng thấy ở một môn học nào khác. Đặc biệt, môn Hóa học là môn học có rất nhiều lý thuyết, các công thức Hóa học, những khái niệm cần ghi nhớ. Vì vậy, học sinh cần nắm chắc các định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.
2.4. Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức
Môn Hóa là môn có lượng kiến thức rất lớn và liên quan chặt chẽ với nhau qua trừng bài học, từng chương. Vì vậy hệ thống hóa kiến thức thường xuyên là điều rất quan trọng, nếu không làm vậy học sinh sẽ dễ quên và lẫn lộn kiến thức, dẫn đến học sinh sẽ cảm thấy chán nản và dần cảm thấy môn Hóa rất khó. Khi học xong một chương, học sinh cần xem lại tổng kiến thức của chương đó và liên hệ chúng với các chương học trước đó từ lý thuyết đến bài tập.
2.5. Học thuộc bảng tuần hoàn hóa học
Học thuộc bảng tuần hoàn Hóa học là yếu tố cần thiết để giúp các em học sinh thành công khi học môn Hóa. Những thông tin trong bảng sẽ được ứng dụng vào rất nhiều những kiến thức, bài tập Hóa sau này.
2.6. Làm thật nhiều bài tập
Môn Hóa ở cấp độ nào cũng đều có cả lý thuyết và bài tập. Bài tập môn Hóa 9 chủ yếu vận dụng các công thức đã học từ lớp 8 và các phương trình Hóa học trong lớp 9. Vì vậy, sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, các em hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi dạng hãy tìm cách giải bằng nhiều cách để có thể tìm ra cách tối ưu nhất.
Làm bài tập Hóa thường xuyên là cách học môn hóa hiệu quả nhất của nhiều học sinh giỏi Hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, học sinh sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không tiến bộ với môn học này.
2.7. Thực hành là cách học hóa tốt nhất
“Học đi đôi với hành”, nó có nghĩa việc học phải bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là điều kiện cần và thực hành là điệu kiện đủ, đây là cách học giỏi hóa hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thí nghiệm thì học sinh càng hiểu rõ được bản chất của các phản ứng Hóa học. Vì thế, hãy làm tốt các bài thực hành trên lớp sẽ giúp các em học sinh nhớ lâu các kiến thức hơn. Các phản ứng Hóa học là một lĩnh vực không thể thiếu của môn Hóa học. Lý thuyết, công thức, bài tập đều là tiền đề để hỗ trợ cho việc viết chính xác các phản ứng Hóa học và ngược lại. Đấy cũng là lý do mà các em học sinh cần chia đều thời gian để thực hiện các phản ứng Hóa học thay vì chỉ học lý thuyết và bài tập.
2.8. Liên hệ với thực tiễn
Môn Hóa là môn học có rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, vì vậy các em học sinh nên tìm hiểu và ứng dụng những kiến thức bản thân học được và thực tiễn. Lúc đó sẽ giúp các em học sinh hiểu và nhớ sâu hơn kiến thức của môn Hóa. Các thí nghiệm Hóa học đơn giản, các hiện tượng Hóa học ngoài đời sống, các em học sinh cần tìm hiểu để tăng độ hiểu biết của mình và có thể liên hệ qua bài học của mình.
Mặc dù lượng kiến thức trong chương trình môn Hóa học lớp 9 tương đối nhiều và quan trọng nhưng với những bí quyết chia sẻ các cách học giỏi Hóa học lớp 9 trên, hy vọng các em sẽ tìm ra phương pháp học tập phù hợp cho bản thân để chinh phục Hóa học lớp 9 và đạt thành tích như mong đợi. Chúc các em thành công.
Tham khảo thêm
- docx
Bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối
- docx
Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ
- doc
Bài 56: Ôn tập cuối năm
- docx
Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- doc
Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit
- docx
Bài 11: Phân bón hóa học
- doc
Bài 54: Polime
- doc
Bài 10: Một số muối quan trọng
- doc
Bài 24: Ôn tập học kì 1
- doc
Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon