Thuốc Tipranavir - Tác dụng giảm lượng virus HIV trong cơ thể
Thuốc tipranavir dùng với các loại thuốc trị HIV khác để giúp kiểm soát nhiễm HIV, giúp hệ thống miễn dịch có thể làm việc tốt hơn. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.
Mục lục nội dung
Tên gốc: tipranavir
Tên biệt dược: Aptivus®
Phân nhóm: thuốc kháng virus
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc tipranavir là gì?
Tipranavir được sử dụng với các loại thuốc trị HIV khác để giúp kiểm soát nhiễm HIV. Thuốc giúp giảm lượng virus HIV trong cơ thể để hệ thống miễn dịch có thể làm việc tốt hơn. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng HIV (như các nhiễm trùng mới, ung thư) và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Tipranavir thuộc nhóm thuốc chất ức chế protease. Thuốc phải được dùng chung với ritonavir, một thuốc ức chế protease khác, giúp tăng nồng độ tipranavir trong máu. Điều này giúp tipranavir hoạt động hiệu quả hơn. Tipranavir không phải là một thuốc điều trị nhiễm HIV.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc tipranavir cho người lớn là gì?
Liều dùng thông thường cho người lớn nhiễm HIV
Tipranavir 500mg với ritonavir 200mg, bạn uống hai lần một ngày.
Liều dùng thuốc tipranavir cho trẻ em là gì?
Liều dùng thông thường cho trẻ em nhiễm HIV
Từ 2 đến 18 tuổi: tipranavir 14mg/kg với ritonavir 6mg/kg hoặc tipranavir 375mg/m2 với ritonavir 150mg/m2, bạn uống hai lần một ngày.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc tipranavir như thế nào?
Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu dùng thuốc và mỗi lần dùng lại thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Thuốc này hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, bạn hãy uống thuốc ở những khoảng thời gian cách đều nhau. Bạn hãy nhớ dùng thuốc tại cùng một thời điểm mỗi ngày, không nên bỏ một liều thuốc nào.
Bạn không uống thuốc nhiều hay ít so với quy định hoặc ngưng dùng thuốc (hoặc các loại thuốc trị HIV khác) thậm chí trong một thời gian ngắn, trừ khi được sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc bỏ hoặc thay đổi liều dùng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ có thể làm số lượng virus tăng lên, làm cho các nhiễm trùng khó điều trị hơn (phát triển đề kháng thuốc) hoặc làm cho các tác dụng phụ trầm trọng thêm.
Bạn nên làm gì trong trường hợp quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc tipranavir?
Đi cấp cứu nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau đây: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Một số người dùng tipranavir và ritonavir đã xuất hiện các vấn đề về sức khỏe đe dọa tính mạng bao gồm tổn thương gan và xuất huyết não. Nếu bạn đang dùng hai thuốc này, hãy gọi bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:
Chảy máu bất thường (chẳng hạn như chảy máu mũi hoặc có máu trong nước tiểu hoặc phân); Các vấn đề về đi lại, thở, nói, nuốt và chuyển động mắt; Đau đầu trầm trọng một cách đột ngột, lú lẫn, buồn ngủ nghiêm trọng; Tê hoặc suy nhược đột ngột ở một bên cơ thể; Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, bệnh vàng da (vàng da hoặc mắt).
Ngưng sử dụng thuốc này và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
Phát ban da nặng, phồng rộp, bong tróc hoặc bị cháy nắng; Đi tiểu nhiều hoặc rất khát; Tim đập nhanh, tăng tiết mồ hôi, run tay, lo âu, cảm giác khó chịu, khó ngủ (mất ngủ); Tiêu chảy, sụt cân không giải thích được, thay đổi kinh nguyệt, bất lực, mất hứng thú trong quan hệ tình dục; Sưng ở cổ hoặc cổ họng (cường giáp); Yếu cơ, cảm giác mệt mỏi, đau khớp hoặc cơ, suy nhược hoặc cảm giác có gai ở ngón tay hoặc ngón chân; Đau dữ dội dưới lưng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột; Các dấu hiệu nhiễm trùng mới như sốt hoặc ớn lạnh, ho, tổn thương da hoặc các triệu chứng cúm.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:
Buồn nôn nhẹ, nôn mửa, đau bụng; Đau đầu nhẹ; Những thay đổi về hình dạng hoặc vị trí mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực và eo).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc tipranavir, bạn nên biết những điều gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc tipranavir có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc tipranavir bao gồm:
Alfuzosin; Amiodarone; Lomitapide; Lovastatin; Cabazitaxel; Carbamazepine; Ceritinib; Chlorpropamide; Eslicarbazepine acetate; Etravirine; Everolimus; Exenatide; Fluticasone; Fosamprenavir; Garlic; Insulin Human Inhaled; Insulin Human Isophane (NPH); Insulin Human Regular; Insulin lispro, tái tổ hợp; Ivacaftor; Ketoconazole; Pomalidomide; Ponatinib; Pramlintide; Retapamulin; Rifabutin; Rifapentine; Rilpivirine; Rivaroxaban; Rosiglitazone; Ruxolitinib; Salmeterol; Saquinavir; Siltuximab; Simeprevir; Sitagliptin; Sofosbuvir; Tadalafil; Telaprevir; Tocophersolan; Tolazamide; Tolbutamide; Ulipristal; Vilanterol; Vilazodone; Vildagliptin; Vinflunine.
Thuốc có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc tipranavir?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Các vấn đề về chảy máu (ví dụ như bệnh máu khó đông) – sử dụng một cách thận trọng. Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu; Bệnh tiểu đường; Tăng đường huyết (đường huyết cao) – có thể làm tăng đường huyết; Rối loạn lipid huyết; Bệnh gan (ví dụ như viêm gan B hoặc C) – sử dụng một cách thận trọng. Tipranavir có thể làm cho những bệnh lý này trở nên tồi tệ hơn; Bệnh gan, mức độ vừa hay nặng – không nên được sử dụng ở những bệnh nhân có tình trạng này; Dị ứng sulfa, đã biết hoặc nghi ngờ – sử dụng thận trọng. Có thể khiến tác dụng phụ trở nên tồi tệ hơn.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc tipranavir như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc tipranavir có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc tipranavir có những dạng và hàm lượng sau:
Dung dịch thuốc tiêm; Viên nang, dùng đường uống 250mg.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc tipranavir, eLib.VN không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị. Bài viết này của eLib.VN chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Tizanidine - Điều trị chứng co thắt
- doc Thuốc Tixocortol - Tác dụng chống sung huyết mũi
- doc Thuốc Titanoreine® - Điều trị rối loạn hậu môn, trực tràng, giảm đau
- doc Thuốc Tisercin® - Điều trị bệnh loạn tâm thần
- doc Thuốc Tirofiban - Điều trị bệnh máu khó đông
- doc Thuốc Tiratricol - Điều trị các bệnh lý tuyến giáp
- doc Thuốc Tiotropium bromide - Điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- doc Thuốc Tiotropium - Điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- doc Thuốc Tiopronin - Tác dụng ngăn ngừa bệnh sỏi thận
- doc Thuốc Tioguanine - Điều trị bệnh về máu và ung thư máu
- doc Thuốc Tioconazole - Điều trị nhiễm nấm âm đạo
- doc Thuốc Tinidazole 500mg - Điều trị nhiễm trùng kỵ khí
- doc Thuốc Tinidazole - Điều trị bệnh nhiễm trùng âm đạo
- doc Thuốc Tinidazol® - Điều trị nhiễm khuẩn
- doc Tinh dầu Bio-oil® - Điều trị rạn da, sẹo
- doc Thuốc Timolol + Dorzolamide - Điều trị áp lực cao trong mắt
- doc Thuốc Timolol - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Timepidium bromide - Điều trị triệu chứng co thắt nội tạng
- doc Thuốc Tildiem® - Điều trị đau thắt ngực
- doc Dầu cù Tiger Balm® - Tác dụng giảm đau
- doc Thuốc Tigecycline - Điều trị bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Tiffy® - Tác dụng hạ sốt, giảm đau
- doc Thực phẩm Tiêu Khiết Thanh - Giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp
- doc Thuốc Tiền Liệt Vương - Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện
- doc Thuốc Tidocol® - Điều trị viêm đại tràng
- doc Thuốc Tidact® - Điều trị nhiễm trùng
- doc Thuốc Ticlopidine - Ngăn ngừa đột quỵ
- doc Thuốc Ticarcillin - Điều trị bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Tibolone - Tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng sau khi mãn kinh
- doc Thuốc Tianeptine - Điều trị rối loạn trầm cảm nặng
- doc Thuốc Tiagabine - Điều trị một số rối loạn co giật động kinh