Thuốc Tolazoline hydrochloride - Tác dụng giảm co thắt, viêm tĩnh mạch

Thuốc Tolazoline hydrochloride điều trị các tình trạng sau: Xơ cứng động mạch tắc nghẽn; Hội chứng đau tại chỗ; Bệnh mạch máu ngoại biên; Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.

Thuốc Tolazoline hydrochloride - Tác dụng giảm co thắt, viêm tĩnh mạch

Tên gốc: tolazoline hydrochloride

Tên biệt dược: Tolazine®

Phân nhóm: thuốc giãn mạch ngoại biên & thuốc hoạt hóa não

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc tolazoline là gì?

Tolazoline được sử dụng để điều trị các tình trạng sau:

Xơ cứng động mạch tắc nghẽn; Hội chứng đau tại chỗ; Bệnh mạch máu ngoại biên; Chứng chuyển dạ lâu; Bệnh Raynaud; Xơ cứng bì, toàn thân; Co thắt; Viêm thuyên tắc mạch máu; Viêm tắc tĩnh mạch.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc tolazoline cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị bệnh mạch máu ngoại vi:

Bạn dùng 25-50mg, uống 4 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể được tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm nội động mạch chậm tối đa 50mg

Liều dùng thuốc tolazoline cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em bị tăng huyết áp động mạch phổi:

Trẻ sơ sinh: ban đầu  bác sĩ tiêm tĩnh mạch cho bạn 1mg/kg trong 2-5 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 200mcg/kg/giờ (pha loãng với glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%) nếu cần. Trẻ nên được giám sát huyết áp chặt chẽ. Nếu là trẻ bị suy tim và suy thận thì liều  là 300mcg/kg/giờ. Đặt nội khí quản cho trẻ sơ sinh: bác sĩ dùng 200mcg/kg pha loãng với 0,5-1ml dung dịch natri clorid 0,9% để tiêm.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc tolazoline như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đối với thuốc tiêm, vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tolazoline?

Các tác dụng phụ thường gặp:

Nổi da gà; Nhức đầu, đỏ bừng mặt; Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau vùng thượng vị; Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim; Ù tai, ớn lạnh, run rẩy, đổ mồ hôi; Thiểu niệu, đái ra máu; Nhiễm kiềm chuyển hóa; Xuất huyết tiêu hóa; Cảm giác nóng rát ở chân tay khi tiêm nội động mạch.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc tolazoline, bạn nên lưu ý những gì?

Thuốc này có thể làm gia tăng loét do stress.

Dùng thuốc kháng axit trước khi dùng thuốc này có thể ngăn chặn xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc tolazoline; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau đây: Hẹp van hai lá; Loét dạ dày; Bệnh tim thiếu máu cục bộ; Hạ huyết áp; Đột quỵ.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc tolazoline trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc tolazoline có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc tolazoline có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc tolazoline có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc tolazoline?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc tolazoline như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Thuốc tolazoline có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc tolazoline có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch tiêm; Viên nén.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc tolazoline, hy vọng bài viết của eLib.VN sẽ giúp ích cho bạn  hiểu rõ hơn về loại thuốc này cũng như sử dụng đúng cách và an toàn.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM