Bài học Ngữ Văn 11

Để giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 10, eLib giới thiệu bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 90 gồm 34 tuần học. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em kiến thức lý thuyết từng bài học, các ví dụ minh hoạ và phần luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức. Mời các em cùng tham khảo

1. Giới thiệu bài học Ngữ văn lớp 11

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 

Trong đó hệ thống bài học Ngữ văn lớp 11 được eLib hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Ngữ văn. Bài học Ngữ văn 11 cũng thế với cấu trúc bài học và vốn kiến thức vô cùng rộng cung cấp nên tri thức cần có cho các em. Gồm có 90 bài học được phân bố theo 34 tuần học. Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Huớng dẫn học hiệu quả môn Ngữ văn 11

2.1. Nắm chắc kiến thức, tránh lan man.

Đối với phần Đọc hiểu, HS cần phải biết phần này sinh ra nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc và hiểu của người đọc. Các em cần đọc kĩ ngữ liệu để nắm được nội dung chủ đề. Có thể lý giải được những vấn đề đặt ra trong văn bản và bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề. Các em cũng cần nắm chắc kiến thức về tiếng Việt và làm văn để vận dụng vào việc đọc hiểu sâu sắc văn bản. Trả lời các câu hỏi đặt ra một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man dài dòng. Trong một đề có 4 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra: Nhận biết - thông hiểu – vận dụng.

Tuy nhiên, ngân hàng câu hỏi và kiến thức vô cùng nhiều. Người học buộc phải biết những câu hỏi nào thường gặp, câu hỏi nào thì ít gặp để từ đó xác định trọng tâm ôn luyện hiệu quả nhất.

Cùng chung quan điểm, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết, Trường THPT Hoài Đức A (Hà Nội) cho rằng: Để đạt được điểm tối đa phần đọc - hiểu, HS cần trang bị cho mình các thao tác đọc và nhận diện, tìm kiếm và suy nghĩ về vấn đề trong đoạn trích hoặc văn bản, kết nối được cảm nhận, cảm xúc, suy nghĩ của người đọc với tác giả. Đặc biệt, thí sinh cần ôn kĩ các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật... Từ đó, thí sinh sẽ có cơ hội đạt điểm tối đa phần này.

2.2. Giải thích ngắn gọn

Đối với phần Nghị luận xã hội, cô Nguyễn Thị Tuấn Anh cho biết: Thông thường đề yêu cầu HS viết đoạn, không viết thành bài, dung lượng từ 2/3 đến 1 trang giấy thi. Đoạn văn phải đầy đủ các phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Vấn đề nghị luận được lấy từ văn bản phần đọc hiểu nên phải đọc kĩ và hiểu thấu đáo văn bản đọc hiểu.

Trong đề thi, đối với câu viết đoạn, thí sinh cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu.

Chẳng hạn, đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), thí sinh chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm hay không?

Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân.

2.3. Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm

Phân tích về đề thi THPTQG, cô Nguyễn Thị Tuyết cho rằng: Câu nghị luận văn học trong đề thi Ngữ văn luôn là thách thức lớn đối với mọi học sinh, vừa đòi hỏi sự sâu chuỗi những giá trị của tác phẩm với kiến thức lý luận văn học, vừa đòi hỏi sự thấu hiểu ở cả nội dung và nghệ thuật thể hiện của tác phẩm đó. Để hoàn thành mục tiêu đạt điểm 8, 9 trong bài thi môn Ngữ văn, đòi hỏi học sinh phải đạt từ mức điểm 4/5 đối với phần đề bài này.

Thời gian này các em cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12. Nắm được ý chính, chủ đề của tác phẩm. Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ. Thường xuyên đọc văn và bài văn mẫu để tăng vốn từ vựng. Thường xuyên làm văn để luyện viết.

Đối với phần nghị luận văn học, để làm bài tốt, cô Nguyễn Thị Tuấn Anh cũng cho rằng: HS cần nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm (chủ yếu chương trình lớp 12). Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng so sánh, liên hệ. Có khả năng đánh giá, bình luận về vấn đề.

Với đề văn nghị luận văn học thường là nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về một đoạn trích /nhân vật/chi tiết/tình huống truyện…); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để đạt kết quả tốt nhất ở câu nghị luận văn học, trong quá trình ôn tập, HS cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận)...

3. Những lưu ý khi học môn Ngữ văn 11

3.1. Nghị luận xã hội

Khác với văn nghị luận xã hội ở chương trình ngữ văn lớp 10, bước sang lớp 11, yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp làm dạng bài này đã có những đòi hỏi nhất định. Trong năm học này, văn nghị luận đã yêu cầu kết hợp với các thao tác khác nhau như lập luận so sánh, phân tích, lập luận bác bỏ và phải có những dẫn chứng xác thực nhất.

- Phương pháp lập luận bình luận, bác bỏ:

  • Bác bỏ: Đây là phương pháp đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận, bác bỏ ý kiến, quan điểm thiếu chính xác. Từ đó nêu được ý kiến, quan điểm của mình để thuyết phục người nghe. Từ đó, giúp bài văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục

  • Bình luận: Bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

- Phương pháp lập luận phân tích, so sánh, chứng minh:

  • Phân tích: Là phương pháp chia đồi tượng thành nhiều yếu tố để xem xét một cách toàn diện về nội dung và hình thức

  • Chứng minh: Dùng những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

  • So sánh:  Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu bằng cách đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác. Ví dụ: Bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

→ Để làm được đề văn này, trong chương trình lớp 11, yêu cầu học sinh phải biết định nghĩa, cách sử dụng của các phương pháp trên để vận dụng kết hợp tối đa vào bài làm. Chỉ như vậy, bài viết mới trở nên xác thực và thuyết phục nhất với người đọc.

3.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đây là chương trình học phục vụ cho các dạng câu hỏi ngắn trong các đề thi. Các em học sinh cần nắm vững khái niệm để vận dụng một cách hiệu quả và linh hoạt. Lưu ý:

  • Ngôn ngữ báo chí thường được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

  • Phân biệt được 2 thể loại báo chí: bản tin và phóng sự

  • Viết bản tin ngắn về một sự kiện bất kì

3.3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

Đây là phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể,… Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần sử dụng những từ ngữ chính trị, trang nghiêm. Bài viết phải có lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, công khai về quan điểm chính trị và truyền được cảm hứng để thuyết phục người đọc.

3.4. Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là dạng câu hỏi chiếm số điểm cao ( 6-8 điểm ) trong cấu trúc đề thi. Trong chương trình văn lớp 11, học sinh cần nắm vững kiến thức về một số tác phẩm văn học tiêu biểu như: Đây thôn vĩ dạ, hầu trời, vội vàng, trường giang, tôi yêu em,…Sau khi nắm được nội dung các tác phẩm đã học, các em nên vận dụng làm bài văn nghị luận văn học theo các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu đề:

  • Tìm ra vấn đề cần giải quyết, xác định luận đề

  • Xác định kiểu nghị luận mà đề bài yêu cầu

  • Lựa chọn các thao tác nghị luận cần sử dụng

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:        

- Tìm ý: Xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Tư tưởng chủ đạo? Thông điệp của tác phẩm là gì?

- Lập dàn ý:

  • Mở bài: giới thiệu về tác giả, khái quát tác phẩm.

  • Thân bài:

    •  Nêu luận điểm 1 suy ra luận cứ 1, 2,…

    •  Nêu luận điểm 2 suy ra luận cứ 1,2,…

    •  Nhận định, đánh giá chung về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

  • Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Đồng thời đưa ra quan điểm của cá nhân.

- Lưu ý: Nghị luận văn học có 2 dạng chính :

  • Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  • Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Học sinh nên tuân thủ các bước trên để làm bài văn nghị luận một cách đầy đủ và chân thực nhất, tránh các lỗi căn bản về bố cục và lỗi chính tả.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM