Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11

eLib xin giới thiệu đến các em bài học Ôn tập Phần Làm văn nhằm giúp các em nắm được những kiến thức Làm văn đã học. Hi vọng đây sẽ lại bài học bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11

1. Nội dung ôn tập

1.1. Thống kê, hệ thống hoá các bài làm văn trong SGK Ngữ văn 11

- Nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học

- Tóm tắt văn bản nghị luận

- Viết tiểu sử tóm tắt

- Viết bản tin

- Các thao tác lập luận

+ Phân tích

+ So sánh

+ Bác bỏ

+ Bình luận

1.2. Các thao tác lập luận đã học

- Thao tác so sánh:

+ So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng

+ Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. - Đánh giá trên cùng một tiêu chí.

+ Nêu rõ quan điểm của người viết.

- Thao tác phân tích:

+ Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.

+ Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.

+ Phân tích phải đi liền với tổng hợp

- Thao tác bác bỏ

+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.

+ Bác bỏ luận điểm, luận cứ

+ Phân tích chỉ ra cái sai

+ Diễn đạt rành mạch, rõ ràng.

- Thao tác bình luận

+ Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận

+ Đề xuất được những ý kiến đúng

+ Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.

- Tóm tắt văn bản nghị luận

+ Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó

+ Đọc kĩ văn bản gốc. Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.

+ Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.

- Viết tiểu sử tóm tắt:

+ Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu

+ Nguồn gốc

+ Quá trình sống

+ Sự nghiệp

+ Những đóng góp

 + Trả lời phỏng vấn

3. Luyện tập

Câu 1. Nêu lên cơ sở chủ yếu để phân biệt các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

Gợi ý làm bài:

Các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận phân biệt với nhau, trước hết và chủ yếu, trên cơ sở mục đích nghị luận. Mỗi mục đích nghị luận cụ thể đòi hỏi một loại thao tác lập luận tương ứng.

Chẳng hạn, khi cần xem xét một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, chi tiết một hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó, người làm công việc nghị luận không thể không phân chia hiện tượng (vấn đề) được xem xét thành từng mặt, từng phần, từng yếu tố. Đó là lí do chủ yếu khiến thao tác lập luận phân tích được sinh ra.

Thế nhưng, thao tác lập luận phân tích lại không thể đóng vai trò chủ yếu trong trường họp người làm công việc nghị luận muốn đối chiếu nhiều hiện tượng (vấn đề) để tìm ra những điểm giống và khác nhau, tương đồng và tương phản với nhau nhằm phát hiện ra cái chung và sự đặc sắc riêng của chúng. Khi đó, thao tác lập luận chủ yếu được dùng chỉ có thể là so sánh.

Theo cách suy luận ấy, ta sẽ dễ dàng thấy được : Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng để đáp ứng mục đích phủ nhận một ý kiến, còn thao tác lập luận bình luận lại sinh ra để phục vụ nhu cầu đánh giá và bàn luận về một hiện tượng (vấn đề) bằng ý kiến riêng của bản thân mình.

Dĩ nhiên, để làm sáng tỏ một luận điểm, cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau. Nhưng khi đó, thao tác lập luận tương ứng với mục đích nghị luận vẫn là thao tác giữ vai trò chủ yếu. Các thao tác lập luận khác, nếu có sử dụng thì cũng chỉ là để bổ sung, hỗ trợ cho thao tác lập luận chủ yếu đó mà thôi.

Vậy xét tới cùng, lí do chủ yếu để các thao tác lập luận phân biệt với nhau vẫn là mục đích nghị luận. Các sự khác biệt về nội dung và cách tiến hành thao tác lập luận... đều sinh ra từ đấy.

Câu 2. Vì sao cần phải vận dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau khi làm sáng tỏ một luận điểm trong bài văn nghị luận ?

Gợi ý làm bài:

Mỗi thao tác lập luận cần sự hỗ trợ của ít nhất là một thao tác lập luận khác để phát huy hết sức mạnh của mình. Đó là lí do giúp ta cắt nghĩa được vì sao trong thực tế, chúng ta rất hiếm gặp văn bản chỉ sử dụng một thao tác lập luận từ đầu đến cuối, hoặc chỉ phân tích, hoặc toàn so sánh, hoặc chỉ bác bỏ, hoặc toàn bình luận,...

4. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Đặc điểm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.

- Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

- Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

Ngày:20/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM