Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Nội dung bài học hôm nay mang tính khái quát các vấn đề tiêu biểu và bài tập cũng cố. eLib đồng hành và hệ thống lại nội dung bài học cũng như giúp các em học tốt hơn. mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tính nhiều nghĩa của từ
- Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa, với phương thức cơ bản là ẩn dụ (có quan hệ tương đồng) và hoán dụ (có quan hệ tương cận)
2. Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa có nét giống với từ đồng âm. Cả hai loại từ này đều là hiện tượng cùng một vỏ âm thanh nhưng mang nhiều nghĩa. Nhưng từ nhiều nghĩa thì các nghĩa có mối liên hệ với nhau tạo nên một hệ thống, còn từ đồng âm thì nghĩa của các từ không có mối liên hệ nào
- Từ đồng nghĩa tuy là các từ khác nhau, có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác biệt về phạm vi sử dụng hoặc khác biệt về sắc thái biểu cảm tu từ. Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ thích hợp về nghĩa, về thái độ tình cảm và phù hợp với ngữ cảnh.
3. Luyện tập
Câu 1: Trong các câu sau, từ đầu có sự chuyển nghĩa để có những nghĩa như thế nào ?
a) Cá kể đầu, rau kể mớ.
(Tục ngữ)
b)
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
(Chinh phụ ngâm)
c)
Đầu súng, trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí)
d)
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
(Tục ngữ)
e)
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
(NguyễN Du, Truyện Kiều)
f)
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
(Tục ngữ)
Gợi ý trả lời:
Khi dùng trong những trường họp này, nghĩa của từ đầu đã có sự chuyển đổi :
a) Dùng theo nghĩa gốc : chỉ bộ phận trước hết của con cá có chứa não (đầu cá).
b) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng không gian tính từ cái cầu (đầu cầu).
c) Chỉ vị trí trên hết của một vật thể (đầu súng).
d) Chỉ vị trí trước hết của một khoảng thời gian (đầu năm).
e) Chỉ vị trí trẽn hết (hoặc trước hết) của đứa con trong gia đình (con đầu lòng).
g) Chỉ vị trí trước hết trong diễn biến của câu chuyện (đầu câu chuyện).
Sự chuyển nghĩa của từ đầu trong những trường họp này diễn ra theo phép ẩn dụ. Tất cả đều dựa trên quan hệ tương đồng : vị trí trước hết, trên hết.
Câu 2: Xác định sự chuyển nghĩa của những từ in đậm trong các câu sau:
a)
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.
(Tố Hữu)
b)
Đội du kích có ba mươi lăm tay súng.
c) Bạn tôi là một chân hậu vệ vững chắc của đội bóng.
d) Phát hiện ra vấn đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt sáng suốt.
Gợi ý trả lời:
Có sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể theo phép hoán dụ : lấy bộ phận cơ thể để chỉ cả con người.
a) Trái tim : chỉ những con người mà cuộc đòi là những tấm gương sáng (về tình cảm yêu thương), khi sống cũng như khi chết, mặc dù cuộc đời rất bình dị.
b) Tay súng : chỉ những người du kích, cầm trên tay khẩu súng đánh giặc.
c) Chân hậu vệ : chỉ cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí hậu vệ.
d) Đôi mắt : chỉ những người sáng suốt, nhìn ra những điều chi tiết, tinh vi, khó quan sát, phát hiện được.
4. Kết luận
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau
Tham khảo thêm
- docx Vào phủ chúa Trịnh Ngữ Văn 11
- docx Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ Văn 11
- docx Tự tình (Bài II) Ngữ Văn 11
- docx Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến Văn 11
- docx Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ Văn 11
- docx Thao tác lập luận phân tích Ngữ Văn 11
- doc Thương vợ Ngữ Văn 11
- doc Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11
- doc Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn 11
- doc Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) Ngữ Văn 11
- doc Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11
- doc Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
- doc Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- doc Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- doc Chạy giặc Ngữ văn 11
- doc Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)
- doc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- doc Thực hành về thành ngữ, điển cố Ngữ văn 11
- doc Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
- doc Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều)
- doc Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- doc Thao tác lập luận so sánh
- doc Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945
- doc Ngữ cảnh Ngữ Văn 11
- doc Hai đứa trẻ
- doc Chữ người tử tù Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11
- doc Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh Ngữ văn 11
- doc Hạnh phúc của một tang gia Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: Thơ, truyện Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác giả) Ngữ văn 11
- doc Chí Phèo (phần tác phẩm) Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11
- doc Bản tin Ngữ văn 11
- doc Cha con nghĩa nặng (trích) Ngữ văn 11
- doc Vi hành (trích) Ngữ văn 11
- doc Tinh thần thể dục Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết bản tin Ngữ văn 11
- doc Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11
- doc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Ngữ văn 11
- doc Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản Ngữ văn 11
- doc Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần văn học Ngữ văn 11
- doc Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Ngữ văn 11