Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11

eLib xin gởi đến các em bài học Nhớ đồng, nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu quê tha thiết và sâu lắng của tác giả. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Ông sinh ra tại Hội An, Quảng Nam nhưng quê gốc lại ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài là một nhà thơ tiêu biểu, Tố Hữu còn được biết đến là một nhà chính trị gia xuất sắc.

- Ông đã từng đảm nhiệm rất nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy nhà nước như: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1948), Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương (1976), Ủy viên chính thức Bộ Chính trị (1980), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng rất nhiều chức vụ quan trọng khác.

- Tố Hữu lớn trong một nhà gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương. Chỉ mới 8 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường khiên ai cũng nể phục. Năm ông lên 12 tuổi thì mẹ mất, 1 năm sau đó ông tham gia học tập tại trường Quốc học Huế, bắt đầu từ đây ông đã tiếp cận với lý tưởng cộng sản và sớm giác ngộ cách mạng.

1.2. Tác phẩm

- Năm 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.

- 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, tại đây ông đã sáng tác bài thơ.

- Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Nội dung

- Cảm hứng nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng là cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nhớ đồng.

- Thông qua tiếng hò, quê hương đã được khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân ---> Đó chính là tâm hồn của đất nước.

- Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối,thúc giục con người

- Nỗi nhớ đồng quê được thể hiện qua tâm hồn của một con người trong hoàn cảnh bị giam hãm,khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ,dịu ngọt hơn. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn. Cùng với đó là  nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc.

- Từ đoạn 10 cho đến hết , nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của tác giả.

→ Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở,réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.

2.2. Nghệ thuật

- Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ.

- Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

3. Tổng kết

- Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

- Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Lai Tân.

Gợi ý làm bài:

- Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

- Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

Câu 2. Em hãy cho biết nỗi nhớ đậm đà đồng quê được thể hiện qua những chi tiết nào?

Gợi ý làm bài:

+ Cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp....

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận thêm về thơ văn yêu nước, tình yêu đối với quê hương và tình yêu đôi lứa.

- Nhận biết những đặc sắc nghệ thuật của các nhà thơ trong phong trào thơ Mới.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM