Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nội dung bài học dưới đây được eLib biên soạn với đầy đủ và chi tiết nhất. Có thể thấy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trở thành lá cờ đầu của văn học yêu nước chống thực dân Pháp trong cả nước. Biểu dương khích lệ tinh thần, ý chí  cứu nước của nhân dân sĩ phu đương thời. Mời các em cùng tham khảo.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Đôi nét về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 tháng 12 năm 1861

- Ngay khi ra đời bài văn tế đã được truyền tụng khắp cả nước, làm xúc động lòng người

1.2. Bố cục

- Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) : hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

- Kết (còn lại) : tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

1.3. Giá trị nội dung

- Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc

1.4. Giá trị nghệ thuật

- Bài văn là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động

2. Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2.1. Lung khởi

- Mở đầu là lời than đầy ai oán, xót thương: Hỡi ôi

- Tiếp theo đó là khí thế tinh thần sôi sục của thời đại khi đất nước có giặc ngoại xâm: Súng giặc đất rền, lòng dân tỏ rõ,...

- Nghệ thuật so sánh có tính chất đối lập giữa nổi dậy và không nổi dậy khởi nghĩa đã khẳng định sâu sắc ý nghĩa sự hi sinh để lại tiếng thơm cho đời

⇒ Khái quát được bối cảnh lịch sử với vấn đề trọng tâm của thời đại là cuộc đụng độ lịch sử của thế lực xâm lược với ý chí kiên cường bất khuất bảo vệ đất nước của dân tộc đồng thời nêu rõ chủ đề tư tưởng: ca ngợi, biểu dương sự hi sinh vì dân tộc của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

2.2. Thích thực

- Xuất thân của người nghĩa sĩ:

  • Là những người nông dân quanh năm côi cút làm ăn, hiền lành chất phác, ngòi bút tác giả vừa chân thực vừa sống động làm nổi lên cuộc sống bình dị khát vọng của người dân cày nghèo

  • Nhấn mạnh cái gốc nông dân của người nghĩa sĩ là một bước tiến một cái nhìn tiến bộ của ông Đồ Chiểu trong nền văn học bấy giờ (văn học trung đại thường ngợi ca những anh hùng là quan tử, nho sĩ mà bỏ qua người nông dân)

  • Nguyễn Đình Chiểu chính là người đầu tiên mở đường cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ bước vào văn học

- Phẩm chất người nông dân nghĩa sĩ:

  • Họ hiền lành chất phác, chăm chỉ cần cù, lời ăn tiếng nói mang đậm chất Nam Bộ

  • Khi đất nước bị xâm lược họ mang trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc thề không đội trời chung với giặc

  • Họ có ý thức tự tôn dân tộc, lòng mến nghĩa, tinh thần tự nguyện đánh giặc

⇒ Họ là hiện thân cho hai nét tính cách của người nông dân Việt Nam: giản dị- anh hùng

2.3. Ai vãn

- Khóc cho những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Khóc cho người thân của họ

- Khóc cho non sông đất nước đang trong cảnh ngoại xâm dày xéo

⇒ Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu đau thương mà không hè bi lụy vì nó tràn đầy niềm tự hào kính phục và ngợi ca những người nông dân đã chiến đấu hi sinh cho dân tộc

- Thay mặt nhân dân tác giả ca ngợi tấm gương các anh hùng nghĩa sĩ ấy. Qua đó tác giả khẳng địng quam niệm : Thà chết vinh còn hơn sống nhục

- Lúc này ta thấy tiếng khóc còn hướng về cuộc sống hiện tại về những kiếp người đang lầm than trong bom đạn chiến tranh

2.4. Kết

- Khẳng định sự hi sinh cao cả của anh hùng nghĩa sĩ

- Câu cuối trở lại hiện thực khóc thương, ngợi ca tấm lòng người nghĩa sĩ

3. Luyện tập

Câu 1: Căn cứ vào những kiến thúc đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu : "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đậc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu" ?

Gợi ý trả lời:

Có thế giải bài tập theo những gợi ý sau :

a) Giải thích câu nói của nhà thơ Xuân Diệu. (Chú ý làm rõ "cái ưu ái”, “sự kính mến" đối với người lao động.)

b) Chứng minh nhận định đó qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và những tác phẩm đã học (Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc):

- Những yếu tố nào trong cuộc đòi đã góp phần hình thành nét đẹp tâm hồn đó ở Nguyễn Đình Chiểu

- Nhân vật người lao động đã chiếm lĩnh tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào ? (Họ là những ai trong Truyện Lục Vân Tiên và thơ văn yêu nước ? Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao những phẩm chất nhân cách gì của họ ? Họ đã có những đóng góp tích cực cho cuộc đời như thế nào ?)

-  Lập trường nhân dân, tấm lòng yêu thương, cảm thông, chăm lo đến quyền lợi nhân dân đã chi phối nguồn cảm xúc của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào ? (Chú ý phân tích Lẽ ghét thương, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc.)

- Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Đình Chiểu về người nông dân - nghĩa sĩ biểu hiện qua bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc ?

c) Kết luận : Đánh giá chung về sức sống lâu bền của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2:  Anh (chị) cảm nhận như thế nào về “sắc thái Nam Bộ” rất đậm đà trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ?

Gợi ý trả lời:

a) Tìm hiểu qua tiểu sử tác giả những yếu tố đã góp phần hình thành những nét tính cách Nam Bộ rất đậm đặc trong con người Nguyễn Đình Chiểu.

b) Cảm nhận qua thơ văn :

- Những nhân vật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (qua Truyện Lục Vân Tiên và Thơ vãn yêu nước chống Pháp), từ tâm hồn cho đến cách hành xử đều mang đậm những nét tính cách đã được hình thành từ trong hoàn cảnh sống đặc biệt của vùng đất mới Nam Kì lục tỉnh.

- Qua ngôn ngữ thơ và lời ăn tiếng nói của nhân vật.

-  Qua lối kể chuyện mang đậm tính chất văn học dân gian Nam Bộ

4. Kết luận

- Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp; những con người nhân hậu thủy chung, ngay thẳng, dám đấu tranh với cái xấu cái ác.
- Lòng yêu nước thương dân:

  • Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm gây thảm họa cho nhân dân

  • Phản ánh thảm cảnh đau thương của đất nước

  • Ca ngợi những tâm gương hi sinh vì đất nước, vì nhân dân.

- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trở thành lá cờ đầu của văn học yêu nước chống thực dân Pháp trong cả nước. Biểu dương khích lệ tinh thần, ý chí  cứu nước của nhân dân sĩ phu đương thời.

- Cảm xúc chủ đạo là bi tráng. Nghệ thuật đối được sử dụng thành công.

- Ngòi bút tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động cao cả của người nghĩa sĩ với những tư tưởng cực kì lớn lao mà tác giả đã phát hiện trong hành động tự nguyện giết giặc cứu nước của họ.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM