Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11
Nhằm giúp các em củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. eLib đã biên soạn bài học Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Ôn tập lý thuyết
Sáu thao tác lập luận:
- Chứng minh là dùng dẫn chứng và lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.
- Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.
- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
- So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).
- Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.
2. Luyện tập
Câu 1. Đọc lại bài của Nguyên Ngọc (Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam) viết về nhà cách mạng Phan Châu Trinh (trong bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận, phần Gọi ý làm bài) và cho biết:
a) Trong bài văn ấy, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ?
A - Bác bỏ D - Giải thích
B - Bình luận E - Phân tích
C - Chứng minh G - So sánh
b) Bài văn được viết nhàm mục đích gì là chủ yếu ?
A - Để phủ nhận một ý kiến lệch lạc, sai lầm về một nhà cách mạng.
B - Để đánh giá chính xác hơn một danh nhân và bàn về những vấn đề mà con người đó đặt ra cho thời đại hôm nay.
C - Để cho những ai chưa biết thực sự tin rằng Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng.
D - Để giảng giải cho những ai chưa hiểu được rõ vì sao có thể coi Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của nước ta.
E - Để tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ các mặt cụ thể trong quan điểm, tư tưởng tiến bộ, cách mạng của Phan Châu Trinh.
c) Trong bài văn, thao tác lập luận nào đóng vai trò chủ yếu, những thao tác lập luận nào đóng vai trò bổ trợ ?
Gợi ý làm bài:
Bài văn được viết chủ yếu là để đánh giá chính xác hơn một danh nhân và bàn về những vấn đề mà con người đó đặt ra cho thời đại hôm nay. Do đó, thao tác lập luận giữ vai trò chủ yếu ở đây là bình luận. Các thao tác lập luận khác có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ yếu đó.
Câu 2. Tìm những dẫn chứng trong bài Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam để chứng tỏ rằng, những thao tác lập luận làm nhiệm vụ bổ trợ đã giúp cho việc trình bày nội dung chính được rõ ràng và hấp dẫn hơn.
Gợi ý làm bài:
- Lời giải thích thế nào là nhà cách mạng ; nhà cách mạng khác với nhà yêu nước hay người chiến sĩ giải phóng dân tộc ở điểm cơ bản nào (nhờ có thao tác lập luận bổ trợ mà nội dung nghị luận trở nên rõ ràng hơn).
- Sự so sánh tư tưởng của Phan Châu Trinh với đỉnh núi cao và dòng sông bắt nguồn từ đỉnh núi (nhờ có thao tác lập luận bổ trợ mà nội dung nghị luận không chỉ trở nên rõ ràng mà còn gợi cảm, hấp dẫn hơn).
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau đây:
- Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
- Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.
Tham khảo thêm
- doc Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 12
- doc Nghĩa của câu Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 11
- doc Hầu trời Ngữ văn 11
- doc Nghĩa của câu (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Vội vàng Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Tràng giang Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội Ngữ văn 11
- doc Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11
- doc Chiều tối Ngữ văn 11
- doc Từ ấy Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Lai Tân Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Nhớ đồng Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tương tư Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Chiều xuân Ngữ văn 11
- doc Tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
- doc Tôi yêu em Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ngữ văn 11
- doc Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngữ văn 11
- doc Người trong bao Ngữ văn 11
- doc Thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Người cầm quyền khôi phục uy quyền Ngữ văn 11
- doc Luyện tập thao tác lập luận bình luận Ngữ văn 11
- doc Về luân lí xã hội ở nước ta Ngữ văn 11
- doc Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Ngữ văn 11
- doc Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận Ngữ văn 11
- doc Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11
- doc Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) Ngữ văn 11
- doc Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 11
- doc Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 11
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 11