Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11

Mời các em cùng tham khảo bài Khóc Dương Khuê, qua bài học các em cảm nhận được vẻ đẹp của tình bạn chân thành, thắm thiết của tác giả với người bạn của mình cũng như thấy được tài năng trong ngòi bút của Nguyễn Khuyến. Chúc các em học tốt!

Khóc Dương Khuê Ngữ văn 11

1. Tác giả

  • Nguyễn Khuyến: Quê ở Quế Sơn, sinh tại Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở Yên Đổ, huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam.
  • Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. từ năm 1864 đến 1871 ông đỗ đầu hết cả ba kì thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
  • Tuy đỗ đạt cao nhưng ông làm quan chỉ 10 năm, phân lớn cuộc đời ông dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
  • Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp
  • Đóng góp nổi bật của ông cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
  • Tác phẩm: hiện còn hơn 800 bài cả chữ Hán và chữ Nôm gồm thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ.

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh ra đời

  • Dương Khuê (1839 - 1902), là một nhà thơ có tên tuổi cuối thế kỉ XIX, bạn thân của Nguyễn Khuyến
  • Khi nghe tin dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến viết bài thơ "Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư" bằng chữ Hán, rồi tự dịch ra chữ Nôm, người sau ghi nhan đề: "Khóc Dương Khuê".

2.2. Thể loại

  • Nguyên tác Hán Văn, thể thơ ngũ ngôn cổ phong trường thiên
  • Nguyên tác Hán Văn, thể thơ ngũ ngôn cổ phong trường thiên.
  • Bản dịch thơ Nôm gồm 38 câu theo thể song thất lục bát.

2.3. Bố cục

  • Hai câu đầu: Nỗi đau đớn bàng hoàng khi nghe tin bạn mất.
  • Từ câu 3 đến câu 22: Dòng hồi tưởng những ngày gắn bó.
  • Phần còn lại: Nỗi đau đớn khi không còn bạn.

2.4. Chủ đề

  • Qua nỗi đau đớn, tiếc thương người bạn tri kỉ, bài thơ ca ngợi tình bạn cao quý. 

2.5. Đọc - hiểu văn bản

a. Nỗi đau đớn bàng hoàng khi nghe tin bạn mất

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

  • Cách xưng hô với bạn (gọi bạn là “bác”) thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến, kính trọng bạn của nhà thơ.
  • Cụm từ “thôi đã thôi rồi” để cực tả tâm trạng đau đớn, bàng hoàng của nhà thơ trước sự ra đi của bạn.
  • Câu thơ cảm thán, giọng thơ ai oán, gợi tả nỗi đau như thấm vào cảnh vật, thấm vào lòng người.

b. Dòng hồi tưởng về những ngày gắn bó

  • Nhà thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm một thời gắn bó của nhà thơ và bạn: cùng đi thi, cùng làm quan, cùng làm thơ - uống rượu và cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc đời…
  • Điệp từ "cũng có lúc... có khi" cho ta thấy kỉ niệm hiện về dồn dập, sống động chân thực, khó phai mờ. 
  • Kỉ niệm được nhắc lại theo dòng thời gian từ xa đến gần; giọng thơ trầm đều… ⇒ Kỉ niệm giữa nhà thơ với bạn càng chồng chất.

⇒ Một tình bạn keo sơn, gắn bó, chân thành, sâu sắc.

c. Nỗi đau đớn khi không còn bạn

  • Trở lại thực tại mất bạn, giọng thơ từ hoài niệm chuyển sang đau đớn: Cách nói giảm nói tránh nhưng không cân bằng được tâm trạng sửng sốt, bàng hoàng: "làm sao", "chợt nghe". Dường như nỗi đau tinh thần quá lớn, đã vượt qua nỗi đau thể xác: "chân tay rụng rời".
  • Câu hỏi tu từ cũng là lời trách của Nguyễn Khuyến đối với bạn diễn tả nỗi đau đớn, bơ vơ trong lòng tác giả. (vội vã lên tiên).
  • Điệp ngữ trùng điệp: "không, ai, viết" diễn tả nỗi trống vắng cô đơn tột cùng, không gì bù đắp nổi.
  • Bốn câu thơ cuối dồn tụ bao nỗi đau, thương bạn, chỉ còn nỗi nhớ ở lại, dường như nước mắt lặn vào trong, vào trái tim đang run lên những cung bậc cảm xúc nghẹn ngào, chua xót.
  • Cách dùng điển cố để diễn tả tâm trạng bơ vơ trống vắng khi bạn khi bạn không còn nữa.

3. Luyện tập

Câu 1: Cảm nhận bài thơ Khóc Dương Khuê.

Gợi ý làm bài

Mở Bài

Giới thiệu bài thơ: Đau buồn trước hung tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ Khóc Dương Khuê để bày tỏ nỗi lòng mình trước vong linh tri kỷ.

Thân Bài

- Sơ lược về Dương Khuê và tác phẩm:

  • Dương Khuê (1839-1932), hiệu là Vân Trì, quê ở tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), là người học rộng tài cao, cùng đỗ cử nhân với Nguyễn Khuyến, và đỗ Tiến sĩ vào năm 1868, sinh thời đã làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Là một trong những người bạn tri âm, tri kỷ nhất của Nguyễn Khuyến.
  • Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê bệnh mất.

- Hai câu thơ đầu:

  • Thể hiện sự buồn thương, bàng hoàng khi người bạn tri kỷ của ông bỗng nhiên bệnh mất.
  • Cách gọi "bác Dương" nghe vừa thân thiết vừa kính trọng.
  • Nỗi đau xót của tác giả không chỉ khu trú riêng tâm hồn tác giả mà còn vượt ra phủ khắp mây trời, biển nước.

- 14 câu thơ tiếp "Nhớ từ...than trời"

  • ng vui lúc thái bình mà còn cùng hoạn nạn lúc thế sự nhiễu nhương.

⇒ Tất cả những kỷ niệm ấy đều in dấu sâu đậm trong lòng Nguyễn Khuyến, là những thú vui, là những hạnh phúc dẫu thông thường, giản dị thế nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc với tác giả.

- 6 câu thơ tiếp "Bác già...chưa can":

  • Những khó khăn về sức khỏe đã không cho phép hai người tri kỷ không có nhiều cơ hội gặp nhau.
  • Niềm vui mừng, hạnh phúc khi gặp lại bạn sau thời gian dài xa cách, nỗi an tâm về sức khỏe của bạn.

⇒ Tình cảm càng trở nên tha thiết, sâu nặng.

- 10 câu thơ tiếp "Kể tuổi...tiếng đàn"

  • Nỗi bàng hoàng, xót xa vì bạn hiền ra đi đột ngột.
  • Người đã mất, đứng trước những thú vui vốn là tao nhã, là thú vị khi xưa thì hôm nay nó cũng trở nên nhạt nhòa, không còn hứng thú.
  • Sự trống rỗng đến tột cùng trong tâm hồn tác giả mà không một âm điệu, không một vần thơ, không một thứ rượu ngon nào có thể bù đắp.
  • Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế các điển cố cùng ngôn từ điêu luyện, âm điệu đậm những nỗi trầm buồn, nuối tiếc xa xăm càng thể hiện được tình nghĩa thắm thiết, sâu sắc của mình với người tri kỷ đã khuất.

- 4 câu thơ cuối:

  • Mọi nỗi đau, mọi nỗi nhớ dường như đã ép cả vào lòng, chôn giấu vào tim, chẳng thể khóc thành tiếng, nước mắt cũng không thể "chứa chan" mà đều chảy cả vào tâm hồn của thi sĩ.
  • Đó là nỗi đau tận cùng, tột bậc không khóc thành tiếng, không thể nói thành lời được nữa.

Kết Bài

  • Nội dung: Niềm xót thương sâu sắc trước người bạn đã khuất, ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, thiêng liêng sâu sắc của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
  • Nghệ thuật: Thể thơ song thất lục bát, với ngôn ngữ giản dị, thân tình, trong sáng, đậm chất suy tưởng, trầm ngâm, với nhiều những điển tích, điển cố sâu sắc.

Câu 2: Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

Gợi ý làm bài

Các em có thể viết thành một bài văn dựa trên những gợi ý dưới đây:

  • Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi!
  • Biện pháp nhân hóa: nước mây man mác...
  • Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương
  • Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khí... nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ với bạn.
  • Hư từ: Thôi à Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm, đau đột ngột khi vừa nghe tin bạn mất. Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất.
  • Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn.
  • Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
  • Cách kết cấu trùng điệp ở những câu thơ nói trên tạo được cảm giác nghe tiếng khóc nức nở không dứt.
  • Hạt lệ như sương tượng trưng cho tình bạn cao đẹp của Nguyễn Khuyến trong bài Khóc Dương Khuê. 

4. Kết luận

Qua bài học, các em cần:

  • Nắm được hoàn cảnh sáng tác, bố cục cơ bản của bài thơ.
  • Cảm nhận được tình cảm thắm thiết, thủy chung của tác giả với người bạn thân của mình.
  • Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc : cách sử dụng từ, điển tích, điển cố, âm điệu, hình ảng, kết cấu,...của tác phẩm.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM