Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng. Từ đó, các em sẽ có thái độ yêu thương người cha của mình cùng những người thân trong gia đình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Cha con nghĩa nặng Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 167 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Mạch truyện có thể gắn kết một cách mạch lạc như sau: Trần Văn Sửu là người thương vợ con. Một hôm, anh bắt gặp vợ ngoại tình, không may xô ngã vợ, Sửu bỏ trốn. Sau đó, anh quay lại thăm con, sợ ảnh hưởng đến con nên anh nhảy sông tự tử. Nhưng thằng Tí con anh đã đuổi theo cha, khuyên cha trở về. Một thời gian sau Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.

2. Soạn câu 2 trang 167 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tình nghĩa cha con của hai nhân vật trong đoạn trích hết sức sâu nặng, thiêng liêng:

+ Tình cha đối với con: dù tha hương nhưng vẫn yêu thương, lo lắng cho con, mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp.

+ Tình con đối với cha: không chối bỏ cha mình, ngược lại mong muốn được chăm sóc, báo đáp công ơn của cha.

3. Soạn câu 3 trang 167 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Đoạn trích giàu kịch tính bởi cách xây dựng tình huống truyện độc đáo của Hồ Biểu Chánh:

+ Người cha dù rất nhớ thương con sau mười mấy năm xa cách nhưng chỉ dám lén quay về thăm con vì sợ liên lụy đến cuộc sống của con.

+ Khi biết con có cuộc sống ổn định, quyết định hi sinh sự sống để tránh liên lụy.

4. Soạn câu 4 trang 167 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Dù phải hi sinh hạnh phúc của mình nhưng Tí vẫn đặt chữ hiếu lên trên hết.

- Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết nhưng cũng rất đôn hậu, yêu thương con.

5. Soạn câu 5 trang 167 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Nhận xét những nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong đoạn trích:

+ Nghệ thuật kể chuyện: giàu kịch tính, sử dụng cốt truyện có nút thắt, cao trào.

+ Miêu tả nhân vật: khắc họa qua cả tâm lý lẫn hành động, ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ trong đoạn trích: gần với lời ăn tiếng nói, đậm màu sắc Nam Bộ.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM