Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về trật tự các bộ phận trong câu. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng vận dụng và lựa chọn những trật tự câu phù hợp trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Trật tự trong câu đơn

1.1. Soạn câu 1 trang 157 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Nếu ta thay đổi trật tự phần in đậm thì nội dung ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không sai nhưng đặt vào đoạn văn thì không phù hợp.

b. Tác dụng:

- Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được.

- Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn.

c. Nhấn mạnh cái ý nhỏ có sự liên kết với câu sau: dao nhỏ thì không chặt được cành cây to.

1.2. Soạn câu 2 trang 157 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".

1.3. Soạn câu 3 trang 158 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. “Một đêm khuya” nhằm nêu hoàn cảnh, thời gian. Trạng ngữ “sáng hôm sau” có tác dụng liên kết câu.

b. Trạng ngữ chỉ thời gian “một buổi sáng tinh sương” đặt giữa câu.

c. “Đã mấy năm” nằm cuối câu mục đích thông báo, nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm.

2. Trật tự trong câu ghép

2.1. Soạn câu 1 trang 158 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Vế chính: Hắn lại nao nao buồn. Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy... rất xa xôi.

=> Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau.

b. Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.

2.2. Soạn câu 2 trang 159 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Câu văn thích hợp nhất là C: Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM