Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây giúp các em tìm hiểu bài học một cách cụ thể theo nội dung từng câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích gửi đến các em. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 23 SGK Ngữ Văn 11 siêu ngắn

Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.

2. Soạn câu 2 trang 23 SGK Ngữ Văn 11 siêu ngắn

  • Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào tương lai.
  • Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.
  • Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến.

3. Soạn câu 3 trang 23 SGK Ngữ Văn 11 siêu ngắn

  • Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu.
  • Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu => dẫn chứng văn học.
  • Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu=> dẫn chứng văn học.

4. Soạn câu luyện tập trang 24 SGK Ngữ Văn 11 siêu ngắn

- Đề 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Tìm hiểu đề

  • Vấn đề nghị luận: giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
  • Kiểu bài: nghị luận văn học.
  • Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Phạm vi tư liệu: đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

b. Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và dẫn dắt vào vấn đề giá trị hiện thực của đoạn trích.

Thân bài:

- Giải thích: thế nào là giá trị hiện thực.

- Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích:

  • Cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa.
  • Cuộc sống âm u, thiếu sinh khí nơi phủ chúa.
  • Thái độ của tác giả.
  • Nghệ thuật phản ánh giá trị hiện thực.

Kết bài: Khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích và tài năng của tác giả.

- Đề 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

- Kiểu bài: nghị luận văn học.

- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

- Phạm vi tư liệu: chọn 1 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

b. Lập dàn ý

Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

Thân bài:

- Giải thích: thế nào là ngôn ngữ dân tộc.

- Biểu hiện của tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ Tự tình II:

  • Sử dụng văn tự Nôm.
  • Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng.
  • Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.

Kết bài: Khẳng định tài năng và vị trí của HXH trong văn học trung đại.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM