Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài "Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân" (tiếp theo) dưới đây sẽ giúp các em có thể nắm được những ý chính của bài học. Từ đó, các em sẽ có nền tảng tìm hiểu bài thật tốt. Mời các em tham khảo!

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 35 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- "Nách tường bông liễu bay sang láng giềng": Câu thơ này Nguyễn Du đã sử dụng từ "nách" nhằm chỉ chỗ ngăn cách giữa hai nhà với nhau đó chính là bức tường chung.

- Từ "nách" được xem là nghĩa chuyển, chính là phương thức ẩn dụ và nó được tạo ra theo phương thức nghĩa chung của tiếng Việt, tức là dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên.

2. Soạn câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương thì "xuân" vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống của tuổi trẻ dạt dào.

- Trong câu thơ của Nguyễn Du thì "xuân" trong "cành xuân" để chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi đang căng tràn sức sống.

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến thì "xuân" trong "bầu xuân"  trên bề mặt thì chỉ chất men say nồng của rượu ngon, nhưng đằng sau đó là chỉ tình bạn thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ "xuân" thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Từ "xuân" trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

3. Soạn câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Trong câu thơ của Huy Cận, từ "mặt trời" được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Bên cạnh đó tác giả cũng dùng theo phép nhân hóa nên có thể "xuống biển" hoạt động như một con người.

b. Trong câu thơ của Tố Hữu: Từ "mặt trời" là chỉ lí tưởng cách mạng.

c. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Từ "mặt trời" thứ nhất dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc. Từ "mặt trời" trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ.

4. Soạn câu 4 trang 36 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Từ "mọn mằn" được cá nhân tạo ra khi dựa vào:

- Tiếng “mọn” với nghĩa “nhỏ đến mức không đáng kể" (như trong từ ghép: "nhỏ mọn").

- Dựa vào những quy tắc cấu tạo chung như: tạo ra từ láy hai tiếng, trong hai tiếng thì tiếng gốc đặt trước còn tiếng láy đặt sau, tiếng láy lại âm đầu nhưng đổi vần.

b. Từ "giỏi giắn" được tạo ra trên cơ sở tiếng giỏi và theo quy tắc các  từ như láy phụ âm đầu, đổi vần. Từ "giỏi giắn" vì thế có nghĩa là rất giỏi (có sắc thái thiện cảm, được mến mộ).

c. Từ nội soi được tạo ra từ hai tiếng có sẵn. Đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ.

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM