Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 193 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Những mâu thuẫn trong hồi V của vở kịch Vũ Như Tô như sau:

- Một là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh ăn chơi hưởng lạc.

- Hai là mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân. 

2. Soạn câu 2 trang 193 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nhận xét nhân vật Vũ Như Tô và nhân vật Đan Thiềm như sau:

- Vũ Như Tô:

+ Diễn biến tâm trạng: từ bất ngờ, dứt khoát không tin đến nghi ngờ và đau khổ, suy sụp.

+ Tính cách: một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả nhưng lại sai lầm, mù quáng trong suy nghĩ, hành động.

- Đan Thiềm:

+ Diễn biến tâm trạng: lo lắng cho an nguy của Vũ Như Tô, sẵn sáng đổi mạng sống cho Vũ Như Tô.

+ Tính cách là: là người tỉnh táo, mê cái đẹp, cái tài.

3. Soạn câu 3 trang 193 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để được mâu thuẫn này là điều dễ hiểu:

- Vũ Như Tô đến chết vẫn không nhận ra sai lầm, tự cho mình là vô tội.

- Đó là mâu thuẫn không thể giải quyết, trừ khi Vũ Như Tô sinh ra trong một thời đại khác, trong một xã hội khác tạo điều kiện cho người nghệ sĩ cống hiến tài năng.

4. Soạn câu 4 trang 193 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Đặc sắc nghệ thuật:

- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

5. Soạn câu luyện tập trang 193 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Ý nghĩa lời đề từ của Nguyễn Huy Tưởng như sau:

+ Lời đề tựa chính là sự băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng của tác giả.

+ Tác giả vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.

+ Lời đề tựa đã nêu lên một tư tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa văn chương và đời sống: văn chương ngoài bản thân nghệ thuật còn phải gắn bó với đời sống.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM