Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 siêu ngắn

Chia sẻ đến các em bài soạn văn tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, Với bản siêu ngắn, các em có thể tiết kiệm thời gian soạn bài mà vẫn đảm bảo đầy đủ các kiến thức cơ bản cần nắm. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tự tình 2 Ngữ Văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hoàn cảnh: nhân vật bị đặt trong không gian cô đơn, trống trải.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

  • Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: mượn rượu giải sầu nhưng càng say lại càng nhận ra nỗi cô đơn của mình.
  • Vầng trăng, bóng xế, khuyết chưa tròn: ý thức về thân phận lẻ loi, cuộc đời nhiều dở dang.

⇒ Nhân vật trữ tình tự nhận thức được cảnh ngộ lẻ loi, đơn độc đến chơ vơ của mình.

2. Soạn câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình tượng thiên nhiên: độc đáo, khác thường, phá vỡ trật tự thông thường.

  • Phép đảo ngữ: vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đứng trước vị ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).
  • Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm (rêu, đá) đứng trước các từ chỉ loại, chỉ lượng (từng đám, mấy hòn).

⇒ Tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận: bất mãn, muốn bứt tung, muốn vùng vẫy.

3. Soạn câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • Xuân: vừa có nghĩa chỉ mùa xuân, kết hợp với cụm từ “lại lại” chỉ sự chảy trôi của thời gian.
  • Xuân: cũng có nghĩa là tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đang trôi qua.
  • Mảnh tình - san sẻ - tí - con con: thủ pháp tăng tiến, cái vốn đã bé nhỏ, khiếm khuyết giờ còn phải chia năm xẻ bảy.

⇒ Tâm sự của tác giả: đau buồn, bất lực trước số phận hẩm hiu, dở dang nhưng đồng thời cũng khao khát cuộc sống hạnh phúc.

4. Soạn câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

  • Bi kịch của nữ sĩ: ý thức rất rõ về thân phận và số phận của bản thân.
  • Bi kịch được thể hiện rõ qua bốn câu thơ đầu.
  • Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc được thể hiện rõ qua bốn câu thơ cuối, đặc biệt là câu 5 và 6.

5. Soạn câu luyện tập trang 20 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

 

      Tự tình I

           Tự tình II

Giống nhau

+ Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú.

+ Bày tỏ ý thức về số phận dở dang, hẩm hiu và tâm trạng buồn rầu, bất mãn; đồng thời khẳng định khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ

Khác nhau

Nỗi oán hận, sầu thảm vì chẳng gặp được duyên. Tuy nhiên nhân vật trữ tình vẫn hiện lên với vẻ cao ngạo, khinh đời.

Nỗi sầu muộn, chán ngán, chua chát vì duyên đã đến nhưng lại dở dang, hẩm hiu. Nhân vật trữ tình dù khao khát hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi nỗi sầu bi trước số phận.

Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM