Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm vững được các dạng thao tác lập luận so sánh. Từ đó, biết cách vận dụng những thao tác ấy trong bài văn của mình thật phong phú và sinh động. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Có thể thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn, khi mình trở thành người xa lạ với quê hương:

- Thoáng giật mình, sững sờ vì mọi thứ thay đổi, vì không tìm thấy cảnh cũ người xưa.

- Nỗi buồn vì thời gian chảy trôi, vì sự xa cách với quê hương máu mủ dù lòng người yêu quê thì vẫn đinh ninh không đổi.

2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Chỉ ra thao tác lập luận so sánh trong câu sau: "Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả":

- Hình ảnh ẩn dụ: “Mùa xuân, mùa thu” -> chỉ thời gian.

- Việc học hành của mỗi người cũng giống như việc trồng cây.

3. Soạn câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

So sánh ngôn ngữ thơ của hai nhà thơ nữ:

- Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: sắc sảo, mãnh liệt, mạnh mẽ, đầy cá tính:

+ Sử dụng từ ngữ bình dân, gần với lời ăn tiếng nói, giàu sắc thái biểu đạt.

+ Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.

+ Gieo vần “om”, vần khó gieo.

- Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan: trang trọng, chuẩn mực, cổ điển:

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt, có màu sắc trang trọng.

+ Sử dụng những hình ảnh mang tính biểu tượng, ước lệ.

4. Soạn câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Chọn câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể: gỗ và nước sơn. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật, nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ đã khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài qua lớp sơn. 

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM