Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em tài liệu dưới đây, nhằm giúp các em có thể hiểu hơn về quan niệm luật của Nguyễn Trường Tộ. Đồng thời, các em sẽ biết nhiều hơn về tác giả Nguyễn Trường Tộ - là một trong những người có tư tưởng tiến bộ trong công cuộc cải cách đất nước. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường... là những quan niệm cần thiết trong luật mà tác giả dẫn ra.

- Việc thực hành luật ở các nước phương Tây:

+ Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh.

+ Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp.

+ Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp, dựa trên luật pháp.

2. Soạn câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tác giả chủ trương như vậy, là vì:

+ Vua, quan và dân phải tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp.

+ Nhằm tạo nên sự công bằng xã hội.

3. Soạn câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tác giả cho rằng Nho học truyền thống rất hạn chế vì không có luật pháp làm nền tảng, hỗ trợ trong công cuộc quản lí và xây dựng đất nước.

4. Soạn câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Chúng ta có thể nhận thấy rằng dù lời văn của Nguyễn Trường Tộ tỏ ra đề cao luật pháp, nhưng theo ông, luật pháp và đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo tác giả, luật còn là đạo đức, đạo làm người “trái luật là có tội, giữ đúng luật là đạo đức” và “có đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư”.

5. Soạn câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích "Xin lập khoa luật", cụ thể là: tác giả đã sử dụng phép lập luận phản đề, chứng minh thực tế Nho gia đi ngược lại với chính lý thuyết sách vở họ đặt ra.

⇒ Tăng tính sắc bén, tính chiến đấu cho lời văn.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM