Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập nhé.

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp (Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len), nhà văn Mĩ (Ét-ga Pô).

+ Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.

b. Thao tác so sánh và phân tích.

- Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. → Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.

c. Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.

2. Soạn câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Bước thứ nhất

Vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.

Dàn ý

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Giải quyết vấn đề:

  • Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

  • Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay.

  • Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

  • Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác?

- Kết thúc vấn đề:

  • Ý nghĩa của vấn đề đặt ra

  • Liên hệ Bản thân

b. Bước thứ hai

Trình bày một luận điểm trong dàn ý.

c. Bước thứ ba

Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.

3. Soạn câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Nêu những vẻ đẹp của người Việt Nam (Dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động, giàu nhân ái...). Khẳng định: đó là niềm tự hào dân tộc; là sự ngưỡng mộ của bạn bè trên thế giới; là những phẩm chất giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Người Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm. Chỉ ra tác hại của những nhược điểm.

- Khẳng định quan điểm: cần bảo vệ nhược điểm của người Việt Nam. Đó là một cách "cải tạo quốc dân tính" như nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã từng làm.

Ngày:29/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM