Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về tài dựng nước của vua Quang Trung. Từ đó, các em thêm yêu mến dân tộc mình. Đồng thời, tài liệu dưới đây nhằm giới thiệu cho các em thể loại chiếu. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chiếu cầu hiền Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Chia 3 phần là hợp lí nhất:

- Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

- Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Có thể khẳng định rằng bài "Chiếu cầu hiền" được viết ra nhằm hướng tới các sĩ phu Bắc Hà.

→ Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

- Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung.

- Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục, cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo - vua Quang Trung).

3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Bài "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM