Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 siêu ngắn

Bài soạn tiểu sử tóm tắt trong chương trình Ngữ văn 11 dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách tóm tắt một tiểu sử. eLib mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

a. Bản tóm tắt đã kể lại những nội dung chính của tiểu sử Lương Thế Vinh về: nhân thân, các hoạt động chính và đóng góp của ông cho đất nước.

b. Tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn:

- Những thông tin đưa ra đảm bảo tính khách quan, chính xác: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời, lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.

- Bài viết không rờm rà, những cứ liệu đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lí đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.

c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, người viết cần sưu tập những tài liệu có liên quan. Các tài liệu này cần chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biểu.

2. Soạn câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

 - Bài viết gồm những nội dung: Thân thế, phẩm chất con người (trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước...), đánh giá về Lương Thế Vinh.

- Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt: Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu. Mức độ đánh giá khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Trường hợp a không cần viết tiểu sử tóm tắt: a.

- Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: b, c, d, e.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Phân biệt giữa tiểu sử tóm tắt với điếu văn, sơ yếu lí lịch và thuyết minh:

- Giống nhau: Đều thuật lại những nét chính về một nhân vật nào đó

- Khác nhau

  • Điếu văn: Ngoài nội dung tiểu sử của người đã mất còn thêm nhiều nội dung khác: tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến

  • Sơ yếu lí lịch: Do chính bản thân người đó viết

  • Thuyết minh: Đối tượng gồm người, vật, danh lam thắng cảnh...

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

Tóm tắt tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao:

Nam Cao (1915 - 1951), ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. 

Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. 

Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM