Bài 1: Khái niệm chi phí vốn

Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Khái niệm chi phí vốn

Chi tiết của bên phải bảng cân đối tài sản chỉ ra các nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo cách phân chia phổ biến nhất, nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn của chủ. Nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Vốn của chủ có thể bao gồm vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia. Tỷ trọng của các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn. Bất cứ một sự tăng lên của tổng tài sản phải được tài trợ bằng việc tăng một hoặc nhiều yếu tố cấu thành vốn.

Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Chi phí của mỗi một nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cảu thành của loại vốn cụ thế đó.

Có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Ví dụ, doanh nghiệp A có thể vay tiền với lãi suất 10% thì chi phí của nợ là 10%. Trong chương này tập trung vào nghiên cứu chi phí của 4 nhân tố cấu thành cơ cấu vốn bao gồm: Nợ, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia và cổ phiếu thường mới. Chi phí cấu thành của chúng được ký hiệu như sau:

Kd - Chi phí nợ trước thuế, đôì với doanh nghiệp A là 10%.

Kd (1 - T) - Chi phí nơ sau thuế, trong đó, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp A với T = 40% thì Kd (1-T) = 6%.

Kp - Chi phí của cổ phiếu ưu tiên. Đối với doanh nghiệp A, Kp = 10,3%.

Ks - Chi phí của lợi nhuận không chia. Đối với doanh nghiệp A, Ks = 13,4%.

Ke - Chi phí vốn cổ phiếu thường mối. Trường hợp doanh nghiệp A, Ke = 14%.

WACC - Chi phí trung bình của vốn. Nếu doanh nghiệp muốn tạo vốn mối để tài trợ cho việc mở rộng tài sản và duy trì một cơ cấu vốn cân bằng, thì nó phải tạo ra một phần nợ mới, một phần cổ phiếu ưu tiên và một phần cổ phiếu thường (lấy từ lợi nhuận không chia hoặc phát hành cổ phiếu thường mới) theo cùng một tỷ lệ.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Khái niệm chi phí vốn được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM