Bài 3: Lợi nhuận của doanh nghiệp (Thu nhập của doanh nghiệp)

Nội dung bài giảng Bài 3: Lợi nhuận của doanh nghiệp (Thu nhập của doanh nghiệp) gồm có: Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp; Phân phối lợi nhuận.... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Lợi nhuận của doanh nghiệp (Thu nhập của doanh nghiệp)

1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1 Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt dộng tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường.

Lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động là tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2 Lợi nhuận sau thuế (thu nhập sau thuế) của doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập DN

Trong nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chì tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. Trên phạm vi xã hội, lợi nhuận là nguồn để thực hiện tái sản xuất xả hội. Tuy vậy, lợi nhuận không phải là chì tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp. Bới vì lợi nhuận là chì tiêu tài chính cuối cùng nên nó chịu ảnh hương của nhiều nhản tô chủ quan, khách quan. Do vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, người ta phải kết hợp chí tiêu lợi nhuận với các chì tiêu về tỉ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản v.v...

2. Phân phối lợi nhuận

Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng một phần để chia lãi cổ phần, phần còn lại là lợi nhuận không chia. Tỷ lệ phần lợi nhuận chia lãi và lợi nhuận không chia tuỳ thuộc vào chính sách của Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước) hay chính sách cổ tức, cổ phần của đại hội cổ đông (đối với các doanh nghiệp khác) ở mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, lợi nhuận sau thuế, sau khi nộp phạt và các khoản khác nếu có, được trích lập các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi.

- Các quỹ doanh nghiệp.

Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ này được sử dụng vào các mục đích sau:

- Đầu tư mở rộng và phát triến kinh doanh.

- Đối mới thay thể máy móc, thiết bị dây chuyển công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

- Đối mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp.

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.

- Bổ sung vốh lưu động.

- Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu.

- Trích nộp cấp trên (nếu có).

Quỹ dự phòng tài chính: Dùng để bù đắp khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, những rủi ro trong kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm.

Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty (nếu là thành viên của Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định hàng năm và được sử dụng để hỗ trợ các tốn thất, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên theo cơ chê quản lý tài chính của Tổng công ty.

Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đối công nghệ hoặc chuyến sang việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp.

Trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đối công nghệ, do liên doanh, do thay đối tô chức trong khi chưa bổ trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc.

Mức trợ câp cho thời gian mất việc làm do Giám đôc và Chủ tịch công đoàn doanh nghiệp xét cụ thể theo pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp phải trích nộp để hình thành Quỹ dự phòng trợ cấp mát việc làm của Tổng Công ty (nếu là thành viên Tổng Công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định.

Quỹ phúc lợi dùng để:

Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốh đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thoả thuận; chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp; đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội (các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội công cộng); trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã về hưu, mất sửc hay lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nợi nương tựa và chi cho công tác từ thiện xã hội. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (nêu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định sử dụng sau khi có ý kiến thoả thuận của Công đoàn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định và được sử dụng cho các mục tiêu theo quy chế tài chính Tông công ty.

Quỹ khen thưởng dùng để:

Thưởng cuối năm hoặc thương thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, mức thưởng do Hội đông quản trị, Giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi có ý kiến tham gia của Công đoàn doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sảng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh doanh, mức thương do Hội đồng quản trị, giám đốc (nếu doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định.

Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, mang lại lợi ích chi doanh nghiệp. Mức thưởng do Hội đồng quản trị hay Giám đốc quyết định.

Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung của Tổng công ty (nếu là thành viên Tổng công ty) theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định và sử dụng để khen thưởng cho các đối tượng theo quy chế tài chính Tổng công ty.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM