Bài 7: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 7: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp sau đây để tìm hiểu về nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc sinh lợi, nguyên tác thị trường có hiệu quả. eLib.VN hy vọng bài học sau đây là tài liệu hũu ích dành cho mọi người. 

Bài 7: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt nhất định nên khi áp dụng nguyên tắc quản lý tài chính phải gắn với những điều kiện cụ thể.

Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận

Quản lý tài chính phải được dựa trên quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể lựa chọn những đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn. Khi họ bỏ tiền vào những dự án có mức độ rủi ro cao, họ hy vọng dự án đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao.

Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền

Để đo lường giá trị tài sản của chủ sở hữu, cần sử dụng khái niệm giá trị thời gian của tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về một thời điểm, thường là thời điểm hiện tại. Theo quan điểm của nhà đầu tư, dự án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội của vốn được đề cập như là tỷ lệ chiết khấu.

Nguyên tắc chi trả

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần bảo đảm mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả. Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là các dòng tiền chứ không phải lợi nhuận kế toán. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí. Không những thế, khi đưa ra các quyết định kinh doanh, nhà doanh nghiệp cần tính đến dòng tiền tăng thểm, đặc biệt cần tính đển các dòng tiền sau thuế.

Nguyên tắc sinh lợi

Nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản lý tài chính không chỉ là đánh giá các dòng tiền mà dự án đem lại mà còn là tạo ra các dòng tiền, tức là tìm kiếm các dự án sinh lợi. Trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thể kiếm được nhiều lợi nhuận trong một thời gian dài, khó có thể tìm kiếm được nhiều dự án tốt. Muốn vậy, cần phải biết các dự án sinh lợi tồn tại như thế nào và ở đâu trong môi trường cạnh tranh. Tiếp đến, khi đầu tư, nhà đầu tư phải biết làm giảm tính cạnh tranh của thị trường thông qua việc tạo ra những sản phẩm khác biệt với sản phẩm cạnh tranh và băng cách đảm bảo mức chi phí thấp hơn mức chi phí cạnh tranh.

Nguyên tác thị trường có hiệu quả

Trong kinh doanh, những quyết định nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của các chủ sở hữu làm thị giá cố phiếu tăng. Như vậy, khi đưa ra các quyết định tài chính hoặc định giá chứng khoán, cần hiểu rõ khái niệm thị trường có hiệu quả. Thị trường có hiệu quả là thị trường mà ở đó giá trị của các tài sản tại bất kỳ một thời điểm nào đều phản ánh đầy đủ các thông tin một cách cống khai. Trong thị trường có hiệu quả, giá cả được xác định chính xác. Thị giá cổ phiếu phản ánh tất cả những thông tin sẵn có và cống khai về giá trị của một doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của các cổ đông có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằng cách nghiên cứu tác động của các quyết định tới thị giá cổ phiếu.

Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông

Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm phân tích, kế hoạch hóa tài chính, quản lý ngân quỹ, chi tiêu cho đầu tư và kiểm soát. Do đó, nhà quản lý tài chính thường giữ địa vị cao trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thám quyển tài chính ít khi được phân quyền hoặc uỷ quyển cho cấp dưới.

Nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và thường đưa ra các quyêt định tài chính trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày do các nhân viên cấp thấp hơn phụ trách. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu của doanh nghiệp: Đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khá năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tỏi thiểu hóa chi phí, và tăng thu nhập của chú sơ hữu một cách vững chắc. Nhà quản lý tài chính đưa ra các quyêt định vì lợi ích của các cố đông của doanh nghiệp. Vì vậy, để làm rõ mục tiêu quản lý tài chính, cần phải trả lời một câu hỏi cơ bán hơn: Theo quan điểm của cổ đông, một quyêt định quản lý tài chính tốt là gì?

Nêu giả sử các cổ đông mua cố phiếu vì họ tìm kiếm lợi ích tài chính thì khi đó, câu trả lời hiển nhiên là: Quyết định tốt là quyết định làm tăng giá trị thị trường của cố phiếu, còn quyết định yếu kém là quyết định làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu. Như vậy, nhà quản lý tài chính hành động vì lợi ích tôt nhất của cố đông bằng các quyết định làm tăng giá trị thị trường cố phiếu. Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị hiện hành trên một cổ phiếu, là tăng giá trị của doanh nghiệp. Do đó, phải xác định được kê hoạch đầu tư và tài trợ sao cho giá trị cố phiếu có thể được tăng lên. Trên thực tế, hành động của nhà quản lý vì lợi ích tốt nhất của cổ đông phụ thuộc vào hai yếu tố.

Thứ nhất, mục tiêu quản lý có sát với mục tiêu của cổ đông không? Điều này liên quan tối cách khen thưởng, trợ cấp quản lý.

Thứ hai, nhà quản lý có thể bị thay thế nếu họ không theo đuổi mục tiêu của cổ đông? Vấn đề này liên quan tới hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp. Như vậy, dù thế nào, nhà quản lý cũng không thể hành động khác được, họ có đầy đủ lý do để đem lại lợi ích cho các cổ đông.

Tác động của thuế

Trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định tài chính nào, nhà quản lý tài chính luôn tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính tới lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Hơn nữa, tác động của thuế cần được phân tích kỹ lưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khoản nợ một lợi thế nhất định về chi phí so với vốn chủ sở hữu. Đối với doanh nghiệp, chi phí trả lãi là chi phí giảm thuế. Vì thuế là một cống cụ quản lý vĩ mô của Chính phủ nên thông qua thuế, Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng và đầu tư. Các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính toán để điều chỉnh các quyết định tài chính cho phù hợp, đảm bảo được lợi ích của các cổ đông.

Ngoài ra, trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng, nguyên tắc hành vi đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội có vị trí tối quan trọng. Hành vi đạo đức có nghĩa là việc làm đúng đắn. Mặc dù khó có thể định nghĩa được "việc làm đúng đắn", nhưng mỗi người có một thước đo giá trị để làm nền tảng cho hành vi của mình, điều gì đúng để làm. Trong một chừng mực nào đó, có thể coi luật lệ, quy tắc phản ánh tiêu chuẩn xử sự trong xã hội mà nhà quản lý tài chính phải tuân theo. Những hành vi vô đạo đức sẽ làm mất niềm tin, mà thiếu niềm tin thì doanh nghiệp không thể thực hiện được hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm đổi với xã hội ngoài việc tối đa giá trị tài sản cho các cổ đông.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 7: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM