Bài 2: Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 2: Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao cung cấp các nội dung chính như: Khái niệm và phân loại tài sản cố định; Quản lý tài sản cố định... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao

1. Khái niệm và phân loại TSCĐ

1.1 Tiêu chuẩn tài sản cố định

Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đối từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khởi quá trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Những tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

Tiêu chuẩn giá trị: ở nước ta hiện nay tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận thiết bị riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó thì cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận thiết bị nói trên, được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập, ví dụ: khung và động cơ trong một máy bay.

Những súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm thì từng con được coi là tài sản cố định, từng mảnh vườn cây lâu năm cũng được coi là tài sản cố định.

Trong điều kiện tiến bộ khoa học - kỹ thuật như hiện nay, khi mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì khái niệm về tài sản cố định cũng được mở rộng nó bao gồm cả những tài sản cố định không có hình thái vật chất. Loại này là những chi phí mà doanh nghiệp bở ra cũng đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn nêu trên và thường bao gồm:

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

- Chi phí về bằng phát minh sáng chế

- Chi phí về lợi thể kinh doanh

Khi nền kinh tế càng phát triển, tỷ trọng của những tài sản cố định vô hình ngày càng lớn.

1.2 Phân loại tài sản cố định

Để quản lý tốt tài sản cố định trong doanh nghiệp, tài sản cố định thông thường được phân thành các loại sau:

Tài sản cố định phục vụ cho mục đích kinh doanh

Đây là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh kiếm lời. Loại này bao gồm:

- Tài sản cố định vô hình

- Tài sản cố định hữu hình. Loại tài sản cố định nay được chia thành:

Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc: Là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sd làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa đường xá, càu công, đường sắt, cầu cảng...

Loai 2: Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyển công nghệ, những máy móc khác...

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường ông và các thiết bị truyền dẫn như hệ thông thông tin hệ thông điện, đường ông nước, băng tải...

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ cho quản lý, dụng cụ đo lường, kiểm tra chẩt lượng, máy hút ẩm, hút bụi...

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cở..., súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm như đàn ngựa, đàn voi, đàn bò...

Loai 6: Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản chưa liệt kế vào các loại nêu trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng

Đây là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại giông như ớ mục trên.

Ngoài hai loại tài sản cố định nêu trên, trong các doanh nghiệp Nhà nước còn có thể có loại tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước theo quyết định của các cơ quan Nhà nưóc có thẩm quyển.

2. Quản lý Tài sản cố định

2.1 Khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao

Hao mòn và khấu hao TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần vể giá trị của TSCĐ. Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hoá học hay điện hoá học. Hao mòn vô hình là loại hao mòn xảy ra do tiên bộ kỹ thuật, làm cho tài sản cố định bị giảm giá hoặc bị lỗi thời.

Do TSCĐ bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất TSCĐ, công việc đó gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy, đối với nhà quản lý tài chính cần phải xem xét tính toán mức khâu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.

Trích khấu hao TSCĐ

Khi xác định mức trích khấu hao TSCĐ. Nhà quản lý cần xét các yếu tố sau:

- Tình hình tiêu thụ sản phấm do TSCĐ đó chế tạo ra trên thị trường.

- Hao mòn vô hình của TSCĐ.

- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ

- Ảnh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao

- Quy định của Nhà nước trong việc trích khấu hao TSCĐ.

Phương pháp trích khấu hao thông thường được sử dụng ở các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm được tính bằng công thức.

\(Mk = \frac{{NG}}{T}\)   (8.1)

Trong đó:

Mk: số khấu hao hàng năm

NG: nguyên giá của TSCĐ

T: thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

Nguyên giá của TSCĐ được xác định như sau:

NG = NGB - D + C1                (8.2)

Trong đó:

NGB: Giá mua ghi trên hoá đơn

D: Chiết khấu mua hàng

C1: Chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử lần đầu.

Đối với TSCĐ thuê tài chính, thì nguyên giá tài sản phản ánh ở đơn vị thuê tài sản cố định là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai, được xác định như sau:

Nếu hợp đồng thuê TSCĐ có quy định tỷ lệ lãi suất phải trả theo năm thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ớ đơn vị thuế TSCĐ tính bằng công thức:

\(NG = \sum\limits_{t = 1}^n {G\frac{1}{{{{(1 + i)}^t}}}} \)

Trong đó:

NG: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

G: Giá trị các khoản chi bên thuê phải trả mỗi năm theo hợp đồng thuê.

i: Lãi suất vay vốn tính theo năm ghi trong hợp đồng thuê.

n: Thời hạn thuê theo hợp đồng thuê TSCĐ.

* Ở nước ta hiện nay nguyên giá TSCĐ trong trường hợp này được tính bằng:

\(NG = \frac{1}{{{{(1 + i)}^n}}} \times \sum G \)

Trong hợp đồng không quy định lãi suất thì tỷ lệ lãi suất được xác định theo lãi suất vay vốn trên thị trường nhưng không vượt quá trần lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố cho từng kỳ hạn vay vốn tương ứng.

Ví dụ: Công ty cho thuê tài chính A ký hợp đồng cho thuê một tài sản cố định với doanh nghiệp B. Biết rằng:

- Doanh nghiệp B thuê TSCĐ trong 5 năm

- Thời gian sử dụng TSCĐ đó được xác định là 6 năm

- Tổng số tiền doanh nghiệp B phải trả cho công ty A là 10 triệu đồng (gồm cả nợ và lãi phải trả) cho cả kỳ hạn thuê tài sản.

- Lãi suất theo năm ghi trong hợp đồng thuê tài sản là 4%.

Tài sản thuê tài chính này có nguyên giá là:

\(NG = 10\frac{1}{{{{(1 + 0,04)}^5}}} = 8,219\) triệu đồng

Còn trường hợp trong hợp đồng thuê TSCĐ đã xác định tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó có ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm thi nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính ở đơn vị thuê được xác định là:

\(NG = \sum G - (I.n)\)

Trong đó:

\(\sum G\): Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê.

I: Số tiền lãi phải trả mỗi năm

n: Số năm thuê tài sản

Ví dụ: Công ty tài chính Y ký hợp đồng cho thuê tài chính một TSCĐ với doanh nghiệp B, trong đó quy định:

- Doanh nghiệp B thuê TSCĐ trong 5 năm

- Tổng số tiền doanh nghiệp B phải trả cho công ty Y cho cả 5 năm là 50 triệu đồng, mỗi năm trả 10 triệu đồng, trong đó nợ phải trả là 8 triệu đồng và lãi phải trả là 2 triệu đồng.

- Theo công thức trên ta có nguyên giá TSCĐ phản ánh ở đơn vị thuê là:

NG = 50 triệu - (2 triệu X 5 năm) = 40 triệu đồng

Trong phương pháp tính khấu hao bình quân theo năm thì số khấu hao hàng năm còn được tính bằng số tương đối là tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bằng công thức:

\(Tk = \frac{{Mk}}{{NG}} \times 100\% \)

Hay

\(Tk = \frac{1}{T} \times 100\% \)

Vi dụ: Một tài sản cố định được xác định tuổi thọ là 5 năm thì tỉ lệ khấu hao hàng năm là 1/5 x 100(%)= 20%

Ngoài phương pháp tính khấu hao bình quân theo năm trong các trường hợp cụ thể chẳng hạn như tài sản được đàu tư bằng vốn vay ngân hàng, tài sản có khả năng nhanh chóng bị hao mòn vô hình... thì có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hay khấu hao lũy thoái.

Ví dụ: Một tài sản cố định nguyên giá 1000 đơn vị, thời gian sử dụng là 5 năm được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, thay bằng việc trích khâu hao mỗi năm 20%, doanh nghiệp có thể chỉ thực hiện khấu hao 4 năm với tỉ lệ khấu hao lần lượt là 30%, 25%, 25%, 20% để nhanh chóng thu hồi vốn trả nỢ ngân hàng.

Quản lý số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyển sử dụng linh hoạt sô khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.

Trong các tổng công ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao luỹ kế' của TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về chê độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nưâc.

Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, nâng lực khai thác và sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tôi đa hoá lợi ích và tới thiếu hoá chi phí.

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản cố định

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Chi tiêu này cho biết một đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tở hiệu suất sử dụng TSCĐ cao.

Hiệu suất sử dụng trong 1 kỳ = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ TSCĐ / TSCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ

TSCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ có ở đầu và cuối kỳ. Với khấu hao lũy kể ơ cuối kỳ trước chuyển sang.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lốn chứng tở hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

Hiệu suất sử dụng VCĐ trong 1 kỳ = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ/ VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ

VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ là bình quân số học của VCĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

VCĐ đầu (hoặc cuối kỳ) là hiệu số của nguyên giá TSCĐ có ớ đầu (hoặc cuối kỳ)

Khấu hao luỹ kế đầu kỳ là khấu hao luỹ kế ở cuối kì trước chuyến sang.

Khấu hao luỹ kế cuối kỳ = Khấu hao luỹ đầu kỳ + Khấu hao tăng trong kỳ - Khấu hao giảm trong kỳ

* Hàm lượng vốn, tài sản cố định.

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng nhở chứng tở hiệu suât sử dụng vốn, tài sản cố định càng cao.

Hàm lượng vốn TSCĐ = Vốn (hoặc TSCĐ) sử dụng bình quân trong kỳ/ Doanh thu thuần trong 1 kỳ

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Hiệu quả sử dụng VCĐ trong 1 kỳ = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/ VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ

Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ra như: hoạt động tài chính, góp vốn hên doanh...

Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản lưu động

* Vòng quay dự trữ, tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Vòng quay dự trữ, tồn kho = Giá vốn hàng hóa/ Tồn kho bình quân trong kỳ

Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư, hàng hoá dự trữ đầu và cuối kỳ.

* Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu; chỉ tiêu này càng nhở chứng tở hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao.

Kỳ thu tiền bình quân = Tổng số ngày trong 1 kỳ/ Vòng quay khoản phải thu trong kỳ 

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = Doanh thu bán hàng trong kỳ/ Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu và cuối kỳ.

* Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (Vòng quay tài sản lưu động).

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lán chứng tở hiệu suất sử dụng tài sản lưu động cao.

Vòng quay TSLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần trong kỳ/ TSLĐ bình quân trong kỳ

TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ có ở đầu và cuối kỳ.

* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

(1) Hệ số sinh lợi tổng tài sản = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản 

(2) Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

(3) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM