Bài 2: Phá sản và thanh lý doanh nghiệp

Cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Phá sản và thanh lý doanh nghiệp sau đây để tìm hiểu về Phá sản doanh nghiệp; Thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Phá sản và thanh lý doanh nghiệp

1. Phá sản doanh nghiệp

1.1 Khái niệm

Thuật ngữ "Phá sản doanh nghiệp" thường được sử dụng đề cập đến những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng hỗn loạn về tài chính và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ.

Theo thông lệ quốc tế, có nhiều mức độ phá sản khác nhau, bao gồm từ tình trạng bị mất khả năng thanh toán tạm thời cho đến những trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp với tư cách một thực thể kinh doanh.

Điều 2 của Luật phá sản doanh nghiệp ớ Việt Nam có quy định: "Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".

1.2 Các hình thức phá sản

Phá sản về kinh tế

Phá sản về kinh tế là tình trạng doanh thu của doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí hoặc lợi nhuận sau thuế thu được từ các hoạt động không tương xứng với vốn đầu tư đã bở ra. Mức lợi nhuận tương xứng được hiểu ở đây là mức lợi nhuận cơ hội tương ứng với mức rủi ro của hoạt động đầu tư. Một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản về kinh tế ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp không có bất cứ món nợ nào. Bởi lẽ, đối tượng chính được đề cập trong hình thức phá sản này là lợi nhuận được đo lường độc lập với chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp.

Phá sản về tài chính

Phá sản về tài chính được dùng để chỉ một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ mà nó đã cam kết với các chủ nợ theo đúng kỳ - hạn. Một doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục trong kinh doanh (phá sản về kinh tế) sẽ bị gánh nặng nợ nần chồng chất và sẽ dẫn tới tình trạng bị phá sản về tài chính.

2. Thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Sau khi tiến hành các giải pháp tài chính như gia hạn nợ, giảm nợ... mà vẫn không thể đưa một doanh nghiệp ra khởi tình trạng phá sản thì doanh nghiệp tuyên bổ phá sản và tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản theo luật phá sản. Các tài sản sẽ được đem bán và số tiền thu được sẽ được phân phối cho các chủ nợ theo những thứ tự ưu tiên trên nhất định.

Thủ tục thanh lý doanh nghiệp phá sản được quy định trong Chương II, Chương III của Luật phá sản ở Việt Nam. Thứ tự ưu tiên khi phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, Luật phá sản quy định như sau:

1. Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản doanh nghiệp.

2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao dộng đã ký kết.

3. Các khoản nợ thuế

4. Các khoản nợ trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

a. Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đủ thanh toán các khoản nợ của chủ nợ, thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ sô nợ của mình.

b. Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ, thì mỗi chủ nỢ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

5. Nếu giá trị còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần này thuộc về:

a. Chủ doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp tư nhản

b. Các thành viên của công ty, nếu là công ty

c. Ngân sách Nhà nưởc, nếu là doanh nghiệp Nhà nưóc

Sau đây là ví dụ minh hoạ về vụ phá sản một doanh nghiệp cụ thể - Doanh nghiệp Sao Mai. Giả sử toà án xác định giá trị thanh lý của doanh nghiệp trị giá khoảng 8.300 triệu đv

Giá trị các khoản nợ có thứ tự ưu tiên cao khi tuyên bổ phá sản là:

1. Nợ lương công nhân: 360 triệu

2. Nợ thuế:                       640 triệu

3. Tổng giá trị các khoản nợ có bảo đảm: 3100tr

Trong quá trình thanh lý tài sản, các chi phí thanh lý phát sinh 600 triệu

Các khoản nợ khác không có đảm bảo:

1. Khoản phải trả:                              1.500 tr

2. Nợ dài hạn:                                   2.200 tr

3. Nợ ngắn hạn khác:                           300 tr

4. Trái phiếu không có bảo đảm: 1.200 tr

5. Trái phiếu khác:                             3.800 tr

Tổng:                             9.000 triệu

Căn cứ vào thứ tự ưu tiên theo luật định, quá trình tiên hành thanh lý được thực hiện như sau:

1. Tổng số tiền thu được từ bán tài sản: 8.300 triệu

2. Trả các khoản chi phí và nợ có thứ tự ưu tiên cao

- Chi phí thanh lý tài sản:             600 triệu

- Lương công nhân:                     360 triệu

- Nợ thuế:                                    640 triệu

- Các khoản nợ có đảm bảo:        3.100 triệu

Cộng:               4.700 triệu

3. Số tiền còn lại trả cho các chủ nợ khác: 3600 triệu

Tổng số tiền phải trả: 9.000 triệu

Vậy tỷ lệ được trả 40 %.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Phá sản và thanh lý doanh nghiệp được eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và học tập.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM