Bài 4: Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 4: Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp cung cấp các nội dung chính như: Dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốh và quản lý tài sản lưu động. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 4: Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tiến hành sản xuất - kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải xứ lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giai quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:

Thứ nhất: Nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.

Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư mà nhà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?

Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Chẳng hạn, việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp, nhưng đó là ba vấn đế lốn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

Đối với một doanh nghiệp, chủ sở hữu (cổ đông) thường không trực tiếp đưa ra các quyết định kinh doanh, mà doanh nghiệp thường thuê các nhà quản lý đại diện cho lợi ích của chủ sở hữu và thay mặt họ đưa ra các quyết định. Trong trường hợp này, nhà quản lý tài chính có trách nhiệm đưa ra lời giải cho ba vấn để nêu trên. Chẳng hạn, để sản xuất, tiêu thụ một hàng hóa nào đó, doanh nghiệp thuê nhà quản lý mua sấm các yếu tố vật chất cần thiết như máy móc, thiết bị, dự trữ, đất đai và lao động. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư vào các tài sản. Tài sản của một doanh nghiệp được phán ánh bên trái của Bảng cân đối kế toán và được cấu thành từ tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản cố định là những tài sản có thòi gian sử dụng dài và thường bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản lưu động thường có thời gian sử dụng ngắn, thành phần chủ yếu của nó là dự trữ, các khoản phải thu (tín dụng khách hàng) và tiền.

Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có vốn, có nghĩa là phải có tiền để đầu tư. Một doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có thời hạn dưỏi một năm. Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn trên một năm. Vốn chủ sỏ hữu (vốn tự có) là khoản chênh lệch giữa giá trị của toàn bộ tài sản và nỢ của doanh nghiệp. Các nguồn vôh của một doanh nghiệp được phản ánh bên phải của Bảng cân đổi kê toán.

Như vậy, một doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào những tài sản nào? Câu hỏi này liên quan đến bên trái bảng Cân đối kể toán. Giải đáp cho vấn để này là dự toán vốn đầu tư đó là quá trình kể hoạch hóa và quản lý đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình này, nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là, giá trị hiện tại các dòng tiền do các tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành các tài sản đó. Tất nhiên, việc lựa chọn loại tài sản và cơ cấu tài sản hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình kinh doanh.

Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tối việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư. Nội dung cụ thể sẽ được để cập trong một chương của cuốn sách này.

Doanh nghiệp có thể có được vốn bằng cách nào để đầu tư dài hạn? Vấn đề này liên quan đến bên phải bảng Cân đối kê toán, liên quan đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn của chủ (Vốn tự có) do chủ nợ và cổ đông cung ứng. Nhà quản lý tài chính phải cần nhắc, tính toán để quyết định doanh nghiệp nên vay bao nhiêu? Một cơ cấu giữa nợ và vốn của chủ như thể nào là tốt nhất? Nguồn vốn nào là thích hợp đối với doanh nghiệp?

Vấn đề thứ ba liên quan tới quản lý tài sản lưu động, tức là quản lý các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời với vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được xác định là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Một số vấn đề về quản lý tài sản lưu động sẽ được làm rõ như: Doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu không? Nếu bán chịu thì nên bán với thời hạn nào? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào?

Ba vấn đề về quản lý tài chính doanh nghiệp: Dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốh và quản lý tài sản lưu động là những vấn đề bao trùm nhất. Mỗi vấn để trên lại bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh. Trong các chương sau này, những nội dung cơ bản của từng vấn đề sẽ được để cập một cách cụ thể.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 4: Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM