Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn Tài chính doanh nghiệp có đáp án

Nhằm giúp các bạn ôn tập hiệu quả hơn, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn Tài chính doanh nghiệp có đáp án dưới đây. Hy vọng với tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn Tài chính doanh nghiệp có đáp án

Câu 1: Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng của các yếu tố mội trường bên trong và bên ngoài đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu tạo ra giá trị cho DN

- Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế (EAT)

- Tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận ròng của mỗi cổ phần (EPS)

- Tối đa hóa thị giá cổ phiếu DN

⇒Tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu (gia tăng tài sản cho chủ sở hữu).

Mục tiêu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội

- Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp:

+ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

+ Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô

+ Chính sách, pháp luật của nhà nước

+ Lãi suất tín dụng và lạm phát

+ Tình hình thị trường tài chính và các trung gian tài chính

- Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp:

+ Các quy định trong nội bộ DN (quy chế, điều lệ của DN)

+ Trình độ công nghệ kinh doanh của DN

+ Văn hóa của DN

+ Quan điểm, thái độ, phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý

Câu 2: Phương pháp xác định lợi nhuận doanh nghiệp. Những hiểu biết về hiện tượng “lãi giá lỗ thật”.

* Phương pháp xác định lợi nhuận của DN

Xác định lợi nhuận trước thuế

                                 * Xác đinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:

                                    LNkd = DTT - CPkd

 Trong đó:

                                    DTT = DTT bán hàng hóa, dịch vụ + DTTC

                                    CPkd = GVHB + CPBH + CPQL + CPTC

Xác định lợi nhuận khác

                                    LNkhác = TNkhác - CPkhác

                                    => Tổng LN = LNkd + LNkhác

 Xác định lợi nhuận sau thuế

                                    LNsau thuế = LNtrước thuế - Thuế TNDN

 Hiện tượng lãi giả lỗ thật : Là do lạm phát , lạm phát cao dẫn đến lãi giả lỗ thật. Chia doanh thu cho chỉ số giá( đối với hoạt động thương mại dịch vụ thì chia cho chỉ số giá tiêu dùng,bình quân kỳ này so với cùng kỳ năm trước) đối với hoạt động sản xuất thì chia cho chỉ số giá sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu thì chia cho chỉ số xuất nhập khẩu.

Câu 3: Thời giá của tiền. Phương pháp xác định giá trị của tiền theo thời gian đối với chuỗi tiền tệ.

Thời giá của tiền:

Lãi đơn: là số tiền lãi được xác định trên một số vốn gốc theo một mức lãi suất nhất định không dựa trên sự ghép lãi của kỳ trước vào gốc để tính lãi kỳ tiếp theo

- Công thức: SI = Po x r  x n               (1)  

Trong đó: 

Po: số vốn gốc

r: lãi suất của 1 kỳ tính lãi

n: số kỳ tính lãi

Lãi kép: là số tiền lãi được xác định trên cơ sở sự ghép lãi của kỳ trước vào số vốn gốc để tính lãi kỳ tiếp theo

- Công thức:                        CI = Po [(1 +  r)n – 1]             (2)

Lãi suất hiệu dụng: lãi suất hiệu dụng là mức lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm.

Xác định lãi suất  hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm:

\({{\rm{r}}_{{\rm{ef}}}}{\rm{ }} = {\rm{ (1}} + \frac{{\rm{r}}}{{\rm{m}}}{)^{m.n}} - 1\)                        (3)

ref : lãi suất hiệu dụng

r : lãi suất danh nghĩa công bố theo năm

m: số lần ghép lãi trong năm

n:  số kỳ phân tích (thường là n = 1)

Lãi suất hiệu dụng của 1 năm:

Xác định lãi suất  hiệu dụng của 1 năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm:

 ref  =  (1  +  rk)m  -  1      (4)

 rk: lãi suất danh nghĩa công bố theo kỳ ghép lãi nhỏ hơn 12 tháng

PP xác đinh giá trị của tiền theo thời gian đối với chuỗi tiền tệ:

Của dòng tiền đều :

Giá trị tương lai:

Dòng tiền phát sinh đầu kỳ: \(FV = a.\frac{{{{(1 + r)}^n} - 1}}{r}(1 + r)\)

Trong đó:FV: giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh ĐK

a: số tiền phát sinh ở đầu mỗi kỳ

r: lãi suất của một kỳ tính lãi

n: số kỳ tính lãi

Dòng tiền phát sinh cuối kỳ: \(FV = a.\frac{{{{(1 + r)}^n} - 1}}{r}\)

Giá trị hiện tại:

Dòng tiền phát sinh đầu kỳ: \(PV = a.\left[ {\frac{{1 - {{(1 + r)}^{ - n}}}}{r}} \right](1 + r)\)

Dòng tiền phát sinh cuối kỳ: \(PV = a.\frac{{1 - {{(1 + r)}^{ - n}}}}{r}\)

PV là giá trị hiện tại của dòng tiền tệ đầu ky

a là giá trị khoản tiền đồng nhất phát sinh vào đầu mỗi kỳ trong tương lai.

Của dòng tiền không đều:

Giá trị tương lai:

Cuối kỳ: \(FV = \sum\limits_{t = 1}^n {P{V_t}{{(1 + r)}^{n - t}}} \)

FV : giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh CK

PVt: số tiền phát sinh ở cuối kỳ thứ t

r: lãi suất của một kỳ tính lãi

n: số kỳ tính lãi

Đầu kỳ: \(FV = \sum\limits_{t = 1}^n {P{V_t}{{(1 + r)}^{n - t + 1}}} \)

Giá trị hiện tại:

Đầu kỳ: \(PV = \sum\limits_{t = 1}^n {F{V_t}} .{(1 + r)^{1 - t}}\)

Trong đó: 

PV là giá trị hiện tại của dòng tiền tệ đầu kỳ

FVt là giá trị của khoản tiền phát sinh ở đầu thời kỳ thứ t

r là tỷ lệ chiết khấu

n là số kỳ

Cuối kỳ: \(PV = \sum\limits_{t = 1}^n {F{V_t}{{(1 + r)}^{ - t}}} \)

Câu 4: Nội dung và phương pháp xác định lãi suất hiệu dụng.

Lãi suất hiệu dụng: là mức lãi suất thực tế có được sau khi đã điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo số lần ghép lãi trong năm.

Xác định lãi suất  hiệu dụng khi lãi suất danh nghĩa được công bố theo năm nhưng kỳ ghép lãi nhỏ hơn 1 năm:

\({{\rm{r}}_{{\rm{ef}}}}{\rm{ }} = {\rm{ (1}} + \frac{{\rm{r}}}{{\rm{m}}}{)^{m.n}} - 1\)

ref: lãi suất hiệu dụng

r : lãi suất danh nghĩa công bố theo năm

m: số lần ghép lãi trong năm

n:  số kỳ phân tích (thường là n = 1)

Lãi suất hiệu dụng của 1 năm

Xác định lãi suất  hiệu dụng của 1 năm khi lãi suất danh nghĩa được công bố với kỳ hạn trả lãi nhỏ hơn 1 năm:   

ref  =  (1  +  rk)m  -  1      (4)

 rk: lãi suất danh nghĩa công bố theo kỳ ghép lãi nhỏ hơn 12 tháng

Câu 5: Phương pháp đo lường rủi ro của một khoản đầu tư

Phương pháp đo lường rủi ro

 Phương sai (VAR): giá trị trung bình tình theo pp bình quân gia quyền của các bình phương của độ lệch giữa giá trị thực tế so với giá trị trung bình.

Độ lệch bình phương đo lường độ phân tán của pp xác suất.

\(VAR = {\delta ^2} = \sum\limits_{i = 1}^n {{P_i}} .{({r_i} - \overline r )^2}\)

Trong đó:    

Ri là tỷ suất sinh lời trong trường hợp i

Pi là xác suất tương ứng trong trường hợp i

n là số trường hợp có thể xảy ra.

R ngag là tỷ suất sinh lời trung bình.

Độ lệch chuẩn: căn bậc 2 của phương sai, được dùng để đo lường độ phân tán của pp xác suất, cho biết mức độ phân tán hay sự biến động của tỷ suất sinh lời xung quanh tỷ suất sinh lời kỳ vọng, từ đó có thể đánh giá mức độ rủi ro trong đầu tư.

\(\delta = \sqrt {VAR} = \sqrt {\sum\limits_{i = 1}^n {{P_i}} .{{({r_i} - \overline r )}^2}} \)

Khi xem xét các khoản đầu tư có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng: khoản đầu tư nào có độ lệch chuẩn càng cao thì có độ rủi ro càng lớn

Các bước tính độ lệch chuẩn:

(1) Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng (trung bình): \(\overline r = \sum\limits_{i = 1}^n {{P_i}} .{R_i}\)

(2) Tính phương sai của tỷ suất sinh lời: \(VAR = {\delta ^2} = \sum\limits_{i = 1}^n {{P_i}} .{({r_i} - \overline r )^2}\)

(3) Độ lệch chuẩn: \(\delta = \sqrt {VAR} = \sqrt {\sum\limits_{i = 1}^n {{P_i}} .{{({r_i} - \overline r )}^2}} \)

Độ lệch chuẩn càng lớn → độ rủi ro càng cao  → chọn khoản đầu tư có độ lệch chuẩn thấp hơn.

Hệ số phương sai (Cv) là thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Hệ số phương sai càng cao mức rủi ro càng lớn.

\({C_v} = \frac{\delta }{{\overline r }}\)

Cv là hệ số phương sai, δ là độ lệch chuẩn , r là tỷ suất sinh lời kỳ vọng (trung bình).

Câu 6: Khái niệm đặc điểm của tài sản tài chính. Vai trò, ý nghĩa của tài sản tài chính dối với doanh nghiệp.

Khái niệm: Tài sản tài chính là một bộ phận tài sản được hình thành từ các hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

Đặc điểm:

- Có tính thanh khoản (Tính lỏng)

- Có tính rủi ro

- Có tính sinh lợi

Vai trò, ý nghĩa: TS tài chính là bộ phận tài sản khá quan trọng góp phần tạo tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh ngiệp. Quá trình đầu tư tài sản này có thể bị thua lỗ hoặc mất mát, không thể thu hồi vốn, giá trị của các tài sản tài chính có thể bị giảm sút do tác động của lạm phát, tỷ giá hối đoái. Nếu bộ phận này không được quản lý chặt chẽ thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và làm giảm hiệu quả chung của doanh nghiệp.

Do đó cần quản lý chặt chẽ nhằm tạo tính thanh khoản hợp lý, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng loại tài sản này

Câu 7: Nội dung các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

-Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng, vay ngắn hạn khác, phải trả nhà cung cấp, người mua ứng tiền trước, các khoản phải trả khác,..

- Vay ngắn hạn ngân hàng: Vay ngắn hạn ngân hàng là nguồn tài trợ phổ biến đối với các DN, thường được dùng để tài trợ bổ sung cho như cầu vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong hoạt động kinh doanh.Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể cho dn vay ngắn hạn với thời gian tối đa là 12 tháng. Thời gian vay cụ thể trong từng hợp đồng tín dụng được xác định hù hợp với chu kỳ sản xuất , kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất vay vốn là lãi suất thỏa mãn thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nước.

-  Tín dụng thương mại: là hình thức huy động vốn ngắn hạn thông qua việc mua chịu hàng hóa từ nhà cung cấp hoặc người mua ứng tiền trước. Quan hệ tín dụng TM giữa cacs doanh nghiệp thường phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đây là nguồn tài trợ quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là các dn mới thanhd lập hoặc vốn kinh doanh còn bị hạn chế.Khi mua hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp chưa phải thanh toán ngay hoặc dn được người mua ứng tiền hàng giúp doanh nghiệp có vốn để thực hiện hợp đồng đã ký, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Đặctrưng nguồn tài trợ này là:

- Cung cấp vốn tín dụng bằng vật tư, hàng hóa cho dn

- DN chủ động đàm phán dựa trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên

- Không cần tài sản thể chấp, kết quả đưa đến nhanh chóng khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, tin tưởng và có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng.

- Phát hành tín phiếu công ty: tín phiếu công ty là một giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát hành để huy động vốn ngắn hạn bud đắp cho việc thiếu hụt vốn tạm thời. Nguồn vốn về bản chất là nguồn tín dụng ngắn hạn, Tuy nhiên khác với việc đi vay ngân hàng, công ty đi vay của từng cá nhân treent hị trường tiền tệ. Vì vậy chi phí huy động vốn thường cao hơn, ngoài việc trả 1 mức lãi suất đủ hấp dẫn, công ty còn phải mất đi chi phí phát hành và chỉ những công ty có uy tín cao mới cỏ thể phát hành thành công

- Các khoản nợ phải trả có tính chu kỳ (nợ tích lũy): Các khoản nợ tích lũy cũng là nguồn tài trợ ngắn hạn, đó là: Tiền lương và các khoản phải tra khác cho người lao động nhưng chưa đến kỳ hạn trả, tiền thuế phải nộp Ngân sách NN nhuwg chưa đến kỳ hạn nộp,.. Trong khoảng thời gian chưa đến hạn thanh toán, DN được dử dụng nguồn vốn này một cách hợp pháp mà không phải trả chi phí vốn.

- Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: Trong một số TH, khi nhu cầu vốn tăng cao, DN có thể bán các khoản nợ phải thu cho công ty mua bán nợ để thu hồi vốn, đáp ưng nhu cầu kinh doah. Hoặc đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng với mức ký quỹ thấp cũng là một nguồn tài trợ ngắn hạn mà các DN kinh doanh xuất nhập khaari cần khai thác.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Ngân hàng câu hỏi ôn thi môn Tài chính doanh nghiệp có đáp án!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tài chính doanh nghiệp có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM